|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Thị trường hàng hóa (10/7): Doanh nghiệp thờ ơ thương hiệu gạo quốc gia, xuất khẩu tôm chững lại

00:00 | 10/07/2018
Chia sẻ
Thị trường hàng hóa ngày 10/7 nổi bật với thông tin doanh nghiệp thờ ơ thương hiệu gạo quốc gia. Trong khi đó, xuất khẩu tôm quý II chững lại do giá tôm giảm.
thi truong hang hoa 107 doanh nghiep tho o thuong hieu gao quo c gia xuat khau tom chung lai Thị trường hàng hóa (9/7): Giá gạo tại Philippines dự kiến sẽ ổn định trong tháng 8, đáp ứng nhu cầu điện năm 2019 rất khó khăn
thi truong hang hoa 107 doanh nghiep tho o thuong hieu gao quo c gia xuat khau tom chung lai Thị trường hàng hóa (6/7): Thịt lợn Trung Quốc ồ ạt tuồn về Việt Nam, giá gạo Ấn Độ giảm
thi truong hang hoa 107 doanh nghiep tho o thuong hieu gao quo c gia xuat khau tom chung lai Thị trường hàng hóa (5/7): Ấn Độ tăng giá gạo thu mua, Bộ Công Thương công bố thuế chống bán giá thép không gỉ

1. Kim ngạch xuất khẩu nhiên liệu, khoáng sản tăng gần 500 triệu USD trong 6 tháng

Báo cáo từ Bộ Công thương cho biết, sự phục hồi của giá dầu thô thế giới (đạt trên 70 USD/thùng), xuất khẩu nhóm hàng nhiên liệu, khoáng sản được hưởng lợi từ việc giá xuất khẩu tăng.

Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đầu năm ước đạt 2,19 tỷ USD, giảm 10,8% so với cùng kỳ năm 2017. Tuy nhiên, cùng với sự phục hồi của giá dầu thô thế giới (đạt trên 70 USD/thùng trong năm 2018), xuất khẩu nhóm hàng nhiên liệu, khoáng sản được hưởng lợi từ việc giá xuất khẩu tăng.

Tính chung cả nhóm, yếu tố tăng giá góp phần tăng 466 triệu USD, trong khi yếu tố giảm lượng làm kim ngạch của nhóm giảm 731 triệu USD.

Nhập khẩu nhiên liệu, khoáng sản đều ước đạt mức tăng trưởng dương trong 6 tháng đầu năm.

2. Việt Nam có thể nhập khẩu thịt bò Brazil trở lại

Phó thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết, Việt Nam sẽ xem xét nhập khẩu thịt bò từ Brazil một lần nữa nếu các điều kiện an toàn thực phẩm được đảm bảo.

Cụ thể, tại Diễn đàn Thương mại và Đầu tư Việt Nam - Brazil với sự góp mặt của gần 100 doanh nghiệp tại Sao Paulo, Brazil, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ cũng nói, Việt Nam có thể trở thành quốc gia nhập khẩu ngô và đậu nành hàng đầu của quốc gia Nam Mỹ.

Bê bối về kiểm soát chất lượng tại Brazil hồi đầu năm ngoái đã khiến 20 quốc gia, gồm cả Việt Nam, dừng nhập khẩu thịt Brazil. Nhiều quốc gia đã nhập khẩu trở lại sau khi nhận được văn bản giải thích và cam kết từ phía chính phủ Brazil.

3. Tổng cục Thủy sản: Giá tôm khả năng tiếp tục phục hồi trong các tháng tới

Theo Trung tâm Thông tin Thủy sản (Tổng cục Thủy sản), 6 tháng đầu năm, thị trường tôm sú tương đối ổn định.

Tôm sú ướp đá nguyên liệu loại 30 con/kg có giá 170.000-190.000 đồng/kg, loại 40 con/kg giá 140.000-150.000 đồng/kg , khá ổn định kể từ đầu năm. Giá tôm thẻ chân trắng giảm mạnh nhưng hiện đang có dấu hiệu cải thiện.

Giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 6, giá tôm giảm khoảng 20-30% tùy cỡ. Cụ thể, giá tôm chân trắng cỡ 60-70 con/kg giảm 20.000 đồng/kg so với tháng 3, xuống còn 110.000-120.000 đồng/kg; cỡ 100-110 con/kg cũng giảm 15.000-20.000 đồng/kg, xuống còn 85.000-90.000 đồng/kg.

Tuy nhiên, Tổng cục Thủy sản dự báo giá tôm nguyên liệu khả năng cải thiện trong thời gian tới, khi Ấn Độ, Bangladesh, Thái Lan và một số quốc gia khác đã qua thời điểm thu hoạch rộ. Nhu cầu tăng lên từ các thị trường nhập khẩu sẽ khiến giá tôm dự kiến tăng vào khoảng tháng 8 năm nay. Bên cạnh đó, việc người dân hạn chế thả nuôi, làm giảm nguồn cung, cũng khiến giá tôm nguyên liệu có thể tăng trong các quý tiếp theo.

4. 20 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD

Theo Bộ Công Thương, kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đầu năm ước đạt 113,93 tỷ USD, tăng 16% so với cùng kỳ năm 2017, bằng 48% kế hoạch năm.

Tính đến hết tháng 6, có 20 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD. Những mặt hàng dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu tiếp tục là điện thoại các loại và linh kiện (22,5 tỷ USD), máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (13,45 tỷ USD), hàng dệt, may (13,42 tỷ USD), máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng (7,8 tỷ USD), giày dép các loại (7,79 tỷ USD).

5. Trung Quốc giảm thuế nhập hàng thủy sản từ Việt Nam

Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, xuất khẩu thủy sản trong thời gian tới sẽ khả quan, đặc biệt tại thị trường Trung Quốc. Lý do là từ ngày 1-7-2018 sẽ chính thức giảm thuế nhập khẩu từ 2%-10% cho 221 sản phẩm thủy sản từ các quốc gia thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) trong đó có Việt Nam.

Đặc biệt, thuế nhập khẩu philê cá tra đông lạnh sẽ giảm từ 10% xuống còn 7%; thuế suất cá tra tươi hoặc ướp lạnh sẽ giảm từ 12% xuống 7%, tạo cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu vào thị trường này. Trong thời gian tới, nhiều dự báo xuất khẩu thủy sản (tôm, cá tra) sang Trung Quốc sẽ tăng do chính sách ưu đãi thuế nhập khẩu của nước này.

6. Xuất khẩu tôm quý II chững do giá tôm giảm mạnh

Sau khi tăng trưởng 20,2% trong quý I, xuất khẩu tôm trong quý II có chiều hướng giảm nhẹ. Bắt đầu từ tháng 4, XK tôm đạt 275,2 triệu USD, giảm 0,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Tháng 5, XK đạt 309,9 triệu USD, giảm 5,7%; tháng 6 XK ước đạt 283,6 triệu USD, giảm 15%. Tính chung cả quý II, XK tôm ước đạt 868,7 triệu USD, giảm 7,4% so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản (VASEP), xuất khẩu (XK) tôm quý II giảm phần nào do giá tôm nguyên liệu giảm trong tháng 4 và tháng 5. Từ tháng 4 đến giữa tháng 6, giá tôm chân trắng giảm mạnh từ 20-30% tùy theo cỡ tôm. Bắt đầu từ tháng 4, giá tôm chân trắng cỡ 60 - 70 con/kg giảm đến 20.000 đồng/kg so với tháng 3, xuống còn 110.000 - 120.000 đồng/kg.

7. Doanh nghiệp thờ ơ thương hiệu gạo quốc gia

Sau một thời gian dài tuyển chọn, thương hiệu quốc gia gạo Việt Nam đã được xác lập và đang tiến hành đăng ký bảo hộ quốc tế. Thế nhưng, khi được hỏi về kế hoạch sử dụng thương hiệu gạo Việt Nam trong chiến lược kinh doanh của mình, không ít doanh nghiệp tỏ ra khá thờ ơ.

Cách đây hơn một năm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã phát động cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) thương hiệu quốc gia gạo Việt Nam. Cuộc thi này là một trong những nội dung của đề án phát triển thương hiệu gạo Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trước đó.

Đến nay, kết quả cuộc thi sáng tác logo thương hiệu quốc gia gạo Việt Nam đã có, dự kiến sẽ công bố vào tháng 7 tới. Ông Lê Thanh Tùng, Trưởng văn phòng đại diện phía Nam của Cục Trồng trọt thuộc Bộ NN&PTNT, cho biết thêm hiện thương hiệu gạo Việt Nam đang làm thủ tục bảo hộ quốc tế.

Một chuyên gia ngành nông nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long nhận định việc xây dựng và bảo hộ quốc tế thương hiệu gạo Việt Nam là cần thiết, nhằm xác lập hình ảnh nhận diện về gạo Việt Nam. Tuy nhiên, yếu tố quyết định và duy trì sự phát triển của một thương hiệu được quyết định bởi chất lượng của sản phẩm, vì vậy việc nâng cấp chất lượng sản phẩm gạo Việt Nam là công việc cần sớm thực hiện.

8. Siết kiểm tra sắt thép vụn nhập khẩu, doanh nghiệp thép kêu cứu

VSA kiến nghị Tổng cục Hải quan loại trừ sắt thép vụn (mã HS 7204) ra khỏi đối tượng điều chỉnh của công văn trên. Bên cạnh đó, kiến nghị tăng tỷ lệ tạp chất trong các lô hàng sắt thép vụn nhập khẩu từ 3-4% thay vì 1% như hiện nay vì rất khó tìm được sắt thép vụn có tỷ lệ tạp chất chỉ 1%.

Kiến nghị này xuất phát từ quy định mới ban hành của Tổng cục Hải quan về việc siết chặt nhập khẩu các loại phế liệu có hại từ ngày 26-6. Theo đó, Tổng cục Hải quan yêu cầu khi thực hiện thủ tục đối với hàng khai báo là phế liệu nhập khẩu phải lấy mẫu để phân tích, đánh giá sự phù hợp quy chuẩn kỹ thuật môi trường, đồng thời, phải chụp ảnh thực tế hàng hóa nhập khẩu để phục vụ công tác thanh, kiểm tra.

Xem thêm

Đức Quỳnh