|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Người trồng tiêu Ấn Độ khốn đốn vì giá lao dốc

12:05 | 11/07/2018
Chia sẻ
Giá hồ tiêu đen giảm mạnh, cùng với sản lượng giảm đã đẩy người nông dân tại Kerala, Tamil Nadu và Karnataka, 3 huyện trông tiêu chính của Ấn Độ, rơi vào tình huống khó khăn.
nguoi trong tieu an do khon don vi gia lao doc Người trồng tiêu Ấn Độ biểu tình chống nhập khẩu
nguoi trong tieu an do khon don vi gia lao doc Người trồng tiêu Ấn Độ kiến nghị hạn chế nhập khẩu hồ tiêu đen của Việt Nam

Giá tiêu đen giảm từ 760 rupee/kg trong năm 2017 xuống 600 rupee/kg và sau đó là 500 rupee/kg. Giá hồ tiêu giao ngay hôm 10/7 tại Wayanad, một vùng trồng tiêu lớn tại Kerala, đạt 300 - 310 rupee/kg so với mức 500 rupee cùng kỳ năm ngoái, theo ông M.C. Abdu của Ideal Spices, một nhà giao dịch hồ tiêu tại Wayanad.

“Một lượng lớn hồ tiêu nhập khẩu từ Việt Nam thông qua Sri Lanka là nguyên nhân chính khiến giá tiêu giảm trên thị trường Ấn Độ”, ông Abdu cho biết.

Hồ tiêu giá rẻ từ Việt Nam tiếp tục tràn ngập trên thị trường thông qua Sri Lankia, nhờ cấu trúc thuế quan thấp theo Hiệp định Khu vực Thương mại tự do Nam Á (SAFTA) và Thoả thuận Thương mại tự do Indo – Sri Lanka (ISFTA).

Theo ISFTA, Ấn Độ có thể nhập khẩu 2.500 tấn hồ tiêu mỗi năm từ Sri Lanka với thuế suất bằng 0, và trên mức hạn ngạch sẽ bị áp thuế quan 8% theo SAFTA. Tuy nhiên, hồ tiêu nhập khẩu trực tiếp từ Việt Nam sẽ bị đánh thuế 52% theo thỏa thuận thương mại ASEAN.

Dữ liệu từ Cơ quan quản lý Gia vị cho biết, tổng sản lượng hồ tiêu tại Ấn Độ trong năm ngoái đạt khoảng 55.000 tấn, gồm 200.000 tấn từ Kerala, 10.000 tấn từ Tamil Nadu, và còn lại đến từ karnataka.

nguoi trong tieu an do khon don vi gia lao doc
Ảnh minh họa.

Tạm nhập tái xuất

Tiêu thụ nội địa của Ấn Độ vào khoảng 55.000 tấn/năm, nhưng hơn 35.000 tấn hồ tiêu được nhập khẩu trong năm 2017.

“Trong đó, chỉ tính riêng 20.000 tấn đến từ Sri Lanka và phần còn lại là từ các quốc gia trồng tiêu như Việt Nam, Indonesia, Brazil để tạm nhập tái xuất”, ông Kishore Shamji Kurma, người đứng đầu Hiệp hội Thương lái, Nông dân, Nhà sản xuất và Người trồng hồ tiêu Ấn Độ (IPSTPC) cho biết.

Bộ Thương mại Ấn Độ đã cố định giá nhập khẩu tối thiểu (MIP) đối với hồ tiêu ở mức 500 rupee/kg vào tháng 12 năm ngoái để hạn chế nhập khẩu. Khi hàng nhập khẩu tiếp tục được tuồn vào thị trường thông qua các lỗ hổng quy định, Bộ Thương mại tiếp tục thay đổi việc giới hạn nhập khẩu trong vài tháng trước. Mặc dù vậy, theo ông Kishore, các quy định này vẫn chưa tạo ra được kết quả tích cực nào.

Hơn 6.000 tấn hồ tiêu được nhập khẩu trong năm này để tiêu thụ trên thị trường Ấn Độ và tái xuất khẩu kể cả sau khi các thay đổi được áp dụng. Sự tràn ngập của hồ tiêu nhập lậu trên thị trường Ấn Độ từ Việt Nam thông qua Bangladesh, Myanmar và Nepal là một mối đe dọa khác đối với ngành tiêu. Những giao dịch này được thực hiện theo cách tránh khai báo thuế hàng hóa và dịch vụ (GST) và thanh toán bằng tiền mặt, hoạt động này liên quan đến việc lưu thông tiền phi pháp quy mô lớn.

Theo ông Kishore, hồ tiêu Việt Nam chất lượng thấp và được bán với giá 200 rupee/kg. Mức chênh lệch lớn về giá giữa hai quốc gia đã thu hút nhiều kẻ buôn lậu.

Ngoài việc giá tiêu giảm và hồ tiêu nhập khẩu gia tăng, dịch bệnh chết đột ngột ở cây tiêu, được biết đến là Quick Wilt disease, cũng gây ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với những người trồng tiêu, một người nông dân tại Wayanad tên Chandrasekharan cho biết.

Một người trồng tiêu khác tại quận Coorg, tỉnh Karnataka nhận định, nếu chính phủ thực hiện chặt chẽ quy định về MIP, sẽ giúp ích cho hội đồng nông dân, nếu không họ sẽ buộc phải bỏ loại cây trồng này.

Xem thêm

Lyly Cao