|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Thị trường chứng khoán 2020: Động lực đến từ các quĩ ETFs nội và những thương vụ cổ phần hóa lớn

08:21 | 06/12/2019
Chia sẻ
Động lực tăng trưởng của thị trường năm 2020 được chuyên gia SSI nhận định, đến từ việc nhiều qĩỹ ETFs nội địa được thành lập sẽ thu hút dòng vốn ngoại và kì vọng một số thương vụ cổ phấn hóa qui mô lớn như Agribank, VNPT.

Vốn ngoại sẽ vào thị trường qua ETF nội

Trong khuôn khổ Triển lãm Novaland Expo tháng 12/2019 do Tập đoàn Novaland tổ chức, nhiều hội thảo chuyên đề được tổ chức song song.

Tại hội thảo “Kinh tế vĩ mô và thị trường bất động sản 2020” do Novaland phối hợp cùng CTCK SSI tổ chức, ông  Phạm Lưu Hưng, Phó giám đốc Trung tâm phân tích và tư vấn tài chính CTCK SSI (SSI) cho biết, sắp tới, thị trường chứng khoán sẽ có ít nhất thêm 3 quỹ ETF dựa trên chỉ số VN30, trong đó có quỹ do SSIAM thành lập.

Còn đối với 3 chỉ số mới là Vietnam Diamond Index (VN DIAMOND), Vietnam Financial Select Sector Index (VN FIN SELECT), Vietnarn Leading Financial Index (VN FIN LEAD), mỗi chỉ số đều đang có các quỹ xin phép thành lập (bao gồm cả SSIAM).

Theo ông Hưng, đây là một trong những động lực tăng trưởng của thị trường, bởi chứng chỉ quỹ ETF là công cụ đầu tư hữu hiệu, nhận được sự quan tâm rất lớn từ các nhà đầu tư nước ngoài, trong bối cảnh tại Việt Nam vấn đề room nước ngoài vẫn chưa thể mở hết. 

Việc đầu tư vào chứng chỉ quỹ ETF trong nước giúp các nhà đầu tư nước ngoài không phải trả thêm phí premium đối với các cổ phiếu hết room như FPT, MWG, MBB (hiện đang ở mức 7 - 40% so với thị giá). Nếu thành lập và triển khai, thì dòng tiền đổ vào quỹ sẽ rất lớn.

Tăng trưởng lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết trong năm 2020 đạt khoảng 18% nếu không có diễn biến mới liên quan đến cấu trúc thị trường có thể khiến định giá tăng cao hơn.

Tuy nhiên, nếu loại trừ nhóm ngành ngân hàng, thì tỷ lệ chỉ còn 11,5% và nếu loại nhóm Vingroup khỏi rổ tính toán, thì tăng trưởng lợi nhuận chỉ khoảng 9%.

Hiện nay, room ngước ngoài tại các ngân hàng là 30%, các doanh nghiệp niêm yết đa phần là 49%. Nếu muốn tháo gỡ vấn đề về room thì phải sửa đồng thời cả 3 luật, gồm Luật Chứng khoán (đã được thông qua), Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư (kỳ vọng tháng 5/2020 thông qua). 

Tất cả các sắc luật này sẽ có hiệu lực từ 1/1/2021.

Đối với câu chuyện nâng hạng thị trường, theo ông Hưng, hiện Việt Nam đã đạt 8/9 tiêu chí của FTSE-Russel, chỉ còn vướng 1 tiêu chí nhỏ. Dự kiến, sẽ được nâng hạng vào tháng 9/2020. Còn với tiêu chí của MSCI thì khó hơn, còn nhiều việc phải làm, nhưng nếu có thị trường cần nâng hạng và đưa vào xem xét, thì khả năng cao sẽ là Việt Nam.

Kỳ vọng vào các thương vụ cổ phần hóa lớn

Theo đánh giá của SSI, cổ phần hóa và đổi mới doanh nghiệp nhà nước rất quan trọng đối với TTCK, nhất là khi năm 2019 không có đợt IPO lớn nào (chỉ có 3 doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hóa), trong khi danh mục năm 2020 có gần 93 doanh nghiệp nhà nước cần thực hiện cổ phần hóa, theo 3 mức tỷ lệ nhà nước nắm giữ (hơn 65%, 50 - 65% và dưới 50%).

Trong đó, có các cuộc cổ phần hóa doanh nghiệp tiêu biểu (Nhà nước nắm giữ trên 65%) là Agribank, Vinacomin, Vinafood 1. Tỷ lệ 50 - 65% có VNPT, Mobifone, Vinachem, Vinacafe, Vicem, Satra, Saigon Tourist, Resco, Ben Thanh Group, UDIC, Handico, Khatoco, Hawacom. Còn dưới 50% là Vinapaper, HUB, VTC, SJC (saigon jewelry), Hanoi Tourist, Genco 1, Genco 2.

Ông Hưng cho rằng, chỉ cần một doanh nghiệp quy mô lớn và có nhiều quan tâm tiến hành cổ phần hóa sẽ tạo động lực lớn cho thị trường, vì có khả năng tạo ra định giá lại trên thị trường. Trong đó, 2 thương vụ lớn nhất được mong chờ là Agribank và VNPT.

Thị trường chứng khoán 2020: Động lực đến từ các quĩ ETFs nội và những thương vụ cổ phần hóa lớn - Ảnh 2.

Ông  Phạm Lưu Hưng, Phó giám đốc Trung tâm phân tích và tư vấn tài chính CTCK SSI

Trong đó, Agribank đã chốt định giá là ngày 31/12/2018 và hiện đang trong quá trình định giá, chỉ còn vướng mắc quyền sử dụng đất, bởi Agribank có hàng ngàn chi nhánh, trong đó có nhiều bất động sản không có chứng nhận quyền sử dụng đất.

Hiện đang có phương án cho trường hợp như Agribak, VNPT trả lại đất cho Nhà nước và sau đó cấp lại thì xử lý vấn đề sở hữu quyền sử dụng đất đai sẽ nhanh hơn. Hiện đang chờ hướng dẫn cụ thể hơn từ Bộ Tài Nguyên và Môi trường, kỳ vọng 2020 sẽ xong. 

Nếu nhanh chóng thì Agribank sẽ là trường hợp đầu tiên được cổ phần hóa trong năm 2002 và cũng là ngân hàng cuối cùng được cổ phần hóa. Đây là thương vụ nhận được sự quan tâm rất lớn của nhà đầu tư.

Đối với VNPT, đang tìm đối tác tư vấn nước ngoài. Ông Hưng cho biết, ngành viễn thông có sự quan tâm vì theo Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Việt Nam sẽ mở cửa ngành viễn thông sau 5 năm gia nhập (đến 2024 mở cửa). 

Xu hướng đầu tư năm 2020 trên toàn thế giới là đang hướng đến chu kỳ chuyển đổi 5G, nên các nhà đầu tư đang có làn sóng đầu tư lớn vào doanh nghiệp viễn thông. Chính vì vậy, nếu Việt Nam có thể thực hiện IPO 1 doanh nghiệp viễn thông trong 2020, thì nhu cầu đầu tư sẽ rất lớn.

Ông Hưng nhìn nhận, nếu tiến độ cổ phần hóa tiếp tục chậm khiến nguồn hàng không được bổ sung, thì nguồn vốn đầu tư chảy vào thị trường chứng khoán cũng sẽ chậm lại.

Theo ước tính của SSI, tăng trưởng lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết trong năm 2020 đạt khoảng 18% nếu không có diễn biến mới liên quan đến cấu trúc thị trường có thể khiến định giá tăng cao hơn. Tuy nhiên, nếu loại trừ nhóm ngành ngân hàng, thì tỷ lệ chỉ còn 11,5% và nếu loại nhóm Vingroup khỏi rổ tính toán, thì tăng trưởng lợi nhuận chỉ khoảng 9%.

Phan Hằng