Theo ông Lê Hoàng Châu, thị trường bất động sản hiện đang có dấu hiệu giảm tốc, phát triển chậm lại, trầm lắng. Trong khi đó, doanh nghiệp bất động sản có dấu hiệu “hụt hơi”, nhà đầu tư thứ cấp cũng gặp khó khăn,...
Trong bối cảnh áp lực lạm phát đang gia tăng trên toàn cầu, việc cấp room tín dụng cho các ngân hàng vẫn đang được NHNN thận trọng xem xét. Theo TS. Lê Xuân Nghĩa, nếu kiểm soát được lạm phát dưới 4%, kinh tế Việt Nam tăng trưởng tốt mới khiến cho lo ngại về thị trường bất động sản giảm đi.
Đóng vai trò quan trọng trong giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng nhưng thị trường bất động sản thời gian gần đây đang lộ dấu hiệu giảm tốc, chững lại, thanh khoản sụt giảm mạnh.
Với quỹ đất hạn chế, tốc độ cấp phép dự án chậm cùng với một số chính sách kiểm soát tín dụng khiến thị trường bất động sản cuối năm có thể lâm vào tình trạng hụt nguồn cung.
Thanh khoản trên thị trường bất động sản đang có xu hướng giảm rõ rệt so với giai đoạn sốt đất nửa cuối năm trước và đầu năm nay. Song, giá bán trên thị trường sơ cấp gần như không có dấu hiệu đi xuống, thậm chí còn được dự báo tiếp tục tăng.
Thị trường bất động sản từ nay đến cuối năm dự báo đối mặt nhiều thách thức. Trong đó, lãi suất cho vay mua nhà gặp áp lực tăng khi lãi suất huy động tăng sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu vay vốn của người mua nhà.
Ghi nhận của Viện nghiên cứu Dat Xanh Services trong 6 tháng đầu năm, dù thị trường trầm lắng và tâm lý nhà đầu tư bị ảnh hưởng nhưng giá bán bất động sản vẫn ghi nhận tăng tại các địa phương và nhiều phân khúc.
Theo một số chuyên gia, điểm nghẽn lớn nhất của các doanh nghiệp bất động sản phát triển nhà ở tại Việt Nam không phải là dòng tiền mà chính là pháp lý.
Dự án tuyến Metro số 1 nối Depot Long Bình - Suối Tiên (TP HCM) như "thỏi nam châm" thu hút và thúc đẩy hàng loạt dự án, chung cư cao tầng dọc tuyến mọc lên. Xét tại trục đường Xa lộ Hà Nội, có trên dưới 30 dự án cao tầng san sát nhau của các ông lớn bất động sản.
Câu chuyện bất động sản tăng giá được giải thích bằng nhiều lý do. Song, không ít người cho rằng, nguyên nhân chính vẫn là việc “thổi giá”, tạo sóng ảo. Bởi thị trường không thể cùng lúc "sốt" ở các khu vực, các phân khúc.
Theo đại diện Bộ Xây dựng, thời gian vừa qua, giá bất động sản có xu hướng biến động rất mạnh. Tuy nhiên, không phải là tất cả các phân khúc, các loại hình đều tăng.
Việc có hay không chủ trương siết tín dụng vào bất động sản đang là một câu hỏi được dư luận quan tâm. Song, theo Chủ tịch Quốc hội, không được hạn chế thị trường phát triển, đặc biệt không để “mất bò rồi mà không dám làm chuồng".
Các chuyên gia phân tích của VDSC cho rằng bộ đệm để ứng phó với áp lực tỷ giá là dự trữ ngoại hối đã hao hụt đáng kể trong năm 2024, ước tính khoảng 8-10 tỷ USD. Điều này khiến cho tỷ giá dễ biến động khi có áp lực về luồng ngoại tệ rút ra.