Dự án tuyến Metro số 1 nối Depot Long Bình - Suối Tiên (TP HCM) như "thỏi nam châm" thu hút và thúc đẩy hàng loạt dự án, chung cư cao tầng dọc tuyến mọc lên. Xét tại trục đường Xa lộ Hà Nội, có trên dưới 30 dự án cao tầng san sát nhau của các ông lớn bất động sản.
Câu chuyện bất động sản tăng giá được giải thích bằng nhiều lý do. Song, không ít người cho rằng, nguyên nhân chính vẫn là việc “thổi giá”, tạo sóng ảo. Bởi thị trường không thể cùng lúc "sốt" ở các khu vực, các phân khúc.
Theo đại diện Bộ Xây dựng, thời gian vừa qua, giá bất động sản có xu hướng biến động rất mạnh. Tuy nhiên, không phải là tất cả các phân khúc, các loại hình đều tăng.
Việc có hay không chủ trương siết tín dụng vào bất động sản đang là một câu hỏi được dư luận quan tâm. Song, theo Chủ tịch Quốc hội, không được hạn chế thị trường phát triển, đặc biệt không để “mất bò rồi mà không dám làm chuồng".
Phó Thống đốc Đào Minh Tú khẳng định, đối với những dự án khả thi, hiệu quả thì dù lớn hay nhỏ đều được các ngân hàng thương mại xem xét quyết định cho vay. Ngân hàng Nhà nước không khống chế điều này.
Lãnh đạo BIDV và VietinBank khẳng định không có chủ trương siết cho vay đối với bất động sản. Các ngân hàng cho biết vẫn ưu tiên cho vay đối với các chủ đầu tư có kinh nghiệm và các dự án tốt.
Nhu cầu tìm mua bất động sản trên chợ địa ốc online giảm, giao dịch trên thị trường thứ cấp cũng chững lại. Theo chuyên gia, thị trường đang bắt đầu đi vào giai đoạn đóng băng.
Thứ trưởng Bộ Tài chính cho rằng thị trường vốn, thị trường bất động sản vẫn còn tồn tại những hạn chế cần được phân tích, làm rõ để khắc phục trong thời gian tới.
Trung Quốc đang nỗ lực vực dậy ngành bất động sản – trụ cột chính của nền kinh tế nước này bởi thị trường đã lao dốc nghiêm trọng kể từ năm 2021, sau khi chính quyền nước này thắt chặt các chính sách cho vay đối với các nhà phát triển bất động sản. Tại Việt Nam, nguồn vốn tín dụng vào lĩnh vực này cũng đang bị kiểm soát.
Việc thắt chặt tín dụng bất động sản sẽ ảnh hưởng tới cả nguồn cung và nguồn cầu của thị trường bất động sản. Chuyên gia lo ngại khi cung cầu không gặp nhau, thị trường có thể sẽ bị đóng băng.
Các chuyên giacảnh báo năm 2022, nếu lạm phát cao, dòng tiền có thể đổ vào bất động sản nhiều thêm nhưng cũng sẽ khoét sâu vào "điểm yếu" của thị trường là thanh khoản thấp.
Song song với việc đẩy mạnh bán hàng, nhiều ông lớn ngành bất động sản vẫn lên kế hoạch mở rộng quỹ đất trong bối cảnh thị trường dự báo đối mặt với không ít thách thức khi tín dụng bị thắt chặt và hoạt động phát hành trái phiếu bị kiểm soát.
VNDirect dự báo, các doanh nghiệp bất động sản có thể gặp khó khăn khi huy động vốn trong vài quý tới. Do đó, hoạt động bán hàng có thể sẽ được đẩy mạnh trong khi mở rộng quỹ đất sẽ chậm lại.
Theo cập nhật từ Wichart, tính tới chiều 24/1, có gần 600 doanh nghiệp công bố báo cáo tài chính quý IV/2024. Trong đó, ghi nhận nhiều con số kỷ lục về lợi nhuận.