|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Thêm một nền kinh tế Đông Nam Á tham gia nhóm có tăng trưởng quý II ấn tượng, bỏ xa Việt Nam

07:32 | 15/08/2021
Chia sẻ
Mặc dù tăng trưởng quý II của Malaysia đạt 16,1% so với cùng kỳ năm ngoài, tuy nhiên do ảnh hưởng của dịch COVID-19, Ngân hàng Trung ương Malaysia đã quyết định hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2021 từ mức 6 - 7,5% xuống còn 3 - 4%.

Ngày 13/8, Ngân hàng Trung ương Malaysia đã công bố nền kinh tế nước này trong quý II tăng trưởng 16,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây được đánh giá là một sự "an ủi" cho quốc gia Đông Nam Á này khi đang phải đối mặt với tình trạng gia tăng không ngừng về số ca nhiễm COVID-19, các lệnh hạn chế đi lại kéo dài và bất ổn chính trị dai dẳng, Nikkei Asia đưa tin.

Song, ngân hàng này cũng đã cắt giảm mạnh mục tiêu tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội cả năm xuống 3% - 4%, so với mức 6% - 7,5% ban đầu.

Kết quả tăng trưởng quý II của Malaysia đã đánh dấu mức tăng trưởng GDP dương đầu tiên kể từ quý I/2020. Đáng chú ý, nền kinh tế nước này từng ghi nhận sự suy giảm mạnh ở mức âm 17,1% trong quý II/2020. Con số tăng trưởng quý II lần này cũng đã đánh bại các dự báo trước đó của 20 nhà kinh tế do Reuters thực hiện, ở mức 14,3%.

Công ty nghiên cứu Ambank (Malaysia) nhận định, đà tăng trưởng vượt bậc này nhờ vào sản xuất công nghiệp và xuất khẩu cao hơn. Sản xuất công nghiệp tăng 25,9% trong quý II, so với mức 4% trong quý đầu tiên. Trong khi đó, xuất khẩu tăng 44% so với cùng kỳ năm ngoái.

"Triển vọng cho nửa cuối năm 2021 sẽ phụ thuộc phần lớn vào tốc độ tiêm chủng, kiểm soát dịch bệnh, mở cửa trở lại nền kinh tế, các biện pháp kích thích và sự ổn định trong nước", nhà nghiên cứu nhận định.

Malaysia đạt mức tăng trưởng GDP quý II ấn tượng, cao hơn Việt Nam - Ảnh 1.

Dịch COVID-19 đã tác động nặng nề tới nền kinh tế Malaysia. (Nguồn: Reuters).

Nikkei Asia dẫn số liệu từ Our World in Data cho thấy, tốc độ tiêm chủng của Malaysia đã tăng lên đáng kể, với khoảng 30% dân số đã được tiêm đủ hai liều và khoảng 21% đã được tiêm liều thứ nhất.

Tuy nhiên, kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát vào tháng 2/2020 và Chính phủ áp đặt lệnh kiểm soát di chuyển đầu tiên vào tháng 3, Malaysia đã không thể mở cửa trở lại hoàn toàn.

Trung tâm kinh tế lớn của đất nước, Thung lũng Greater Klang (bao gồm cả thủ đô Kuala Lumpur) vẫn trong tình trạng bị ơhong tỏa, các doanh nghiệp không thiết yếu không được phép hoạt động.

Dữ liệu của Cục Thống kê cho thấy, tỷ lệ thất nghiệp đạt 4,8% tính đến tháng 6, tương đương với khoảng 770.000 người. Các lệnh hạn chế vẫn là lực cản nghiêm trọng đối với một nền kinh tế phụ thuốc nhiều vào các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa này.

Kể từ tháng 3 năm ngoái, Chính phủ do Muhyiddin Yassin lãnh đạo đã chi gần 530 tỷ ringgit (tương đương với 127 tỷ USD) cho các gói kích thích kinh tế khác nhau để giảm bớt tác động của đại dịch. Tuy nhiên, những nỗ lực này cũng không giúp nền kinh tế có những điểm sáng do sự gia tăng căng thẳng bất ổn chính trị.

Bất chấp sự hy sinh về nền kinh tế, đất nước này vẫn đang phải "gồng mình" chống chọi với làn sóng dịch COVID-19 khiến hệ thống y tế phải chịu áp lực nặng nề. Malaysia đã báo cáo ghi nhận số ca nhiễm kỷ lục với 21.668 trường hợp vào ngày 12/8 vừa qua.

Bên cạnh đó, nước này đã ghi nhận tổng cộng gần 1,4 triệu người mắc COVID-19 kể từ đầu dịch, trong đó có 250.000 trường hợp đang được điều trị, khoảng 11.500 ca tử vong do COVID-19.

Đầu tuần này, Singapore cũng đã công bố tăng trưởng GDP quý II đạt 14,7%, đồng thời nâng dự báo tăng trưởng GDP cả năm lên 6 - 7%, từ mức 4 - 6%. Hai quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á là Indonesia và Philippines cũng vừa công bố tăng trưởng quý II, lần lượt ở mức 7,1% và 11,8%. Trong khi đó, Việt Nam ghi nhận mức tăng trưởng quý II đạt 6,6%.

Trong báo cáo mới nhất Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF công bố hôm 28/7, tổ chức này hạ dự báo tăng trưởng chung của nhóm các nước gồm Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan, xuống còn 4,3%. Trước đó trong báo cáo hồi tháng 4, mức dự báo là 4,9%.

Đáng chú ý, Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan đều bị IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm nay. Riêng Việt Nam, IMF không đề cập trong báo cáo mới nhất. Trước đó, tổ chức này dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2020 đạt 6,5%, năm 2022 đạt 7,2%.

Phương Trang

Quốc hội đề nghị làm rõ thu thuế sàn TMĐT, cơ sở thường trú 'ảo'  nước ngoài bằng cách nào?
Trước đề xuất thu thuế thu nhập doanh nghiệp với sàn thương mại điện tử, cơ sở thường trú 'ảo' của doanh nghiệp nước ngoài, Cơ quan thẩm tra đề nghị làm rõ tính khả thi về phương thức thu thuế và những Hiệp định pháp lý có liên quan.