|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Đường phục hồi thêm gập ghềnh vì biến chủng Delta: Mỹ mất ngôi đầu, Thái Lan vượt Việt Nam trong BXH khả năng chống chịu trước COVID-19

17:05 | 14/08/2021
Chia sẻ
Theo Bloomberg, con đường phục hồi sau đại dịch có thể sẽ thêm gập ghềnh vì sự xuất hiện của biến chủng Delta. Bảng xếp hạng tháng 7 có sự thay đổi lớn, nhóm các nền kinh tế Đông Nam Á xếp ở cuối cùng xét về khả năng chống chịu trước đại dịch.
BXH các nền kinh tế chống chịu tốt trước COVID-19: Mỹ mất ngôi đầu, Thái Lan vượt Việt Nam, Việt Nam lại xếp trên các nước này - Ảnh 1.

Hà Nội đang thực hiện giãn cách xã hội. (Ảnh minh họa: Zing).

Bảng xếp hạng tháng 7, đánh giá khả năng phục hồi của 53 nền kinh tế, từ mức tốt nhất cho tới tồi tệ nhất do Bloomberg công bố theo tháng có sự thay đổi đáng kể so với tháng 6. 

Tháng 7 cũng là tháng Việt Nam bắt đầu đối mặt làn sóng lây nhiêm nhanh và mạnh hơn, cao điểm có ngày thêm hơn 8.500 ca mới. 

Tháng vừa qua biến chủng Delta cũng càn quét khắp thế giới. Sau thời gian ngắn ngủi số ca mắc có dấu hiệu đi xuống vào đầu mùa hè, COVID-19 lúc này một lần nữa quay trở lại, với sự lây lan hó lường. Chính phủ một loạt quốc gia, từ châu Á tới Tây Âu và Bắc Mỹ, đang phải vật lộn tìm cách ứng phó với làn sóng dịch bệnh mới nhất.

Theo Bloomberg, con đường phục hồi sau đại dịch có thể sẽ thêm gập ghềnh vì sự xuất hiện của biến chủng Delta.

Điểm đáng chú ý nhất trong bảng xếp hạng lần này là Mỹ vuột mất vị trí đứng đầu, xuống vị trí thứ 5 và nhường ngôi đầu cho Na Uy. 

BXH các nền kinh tế chống chịu tốt trước COVID-19: Mỹ mất ngôi đầu, Thái Lan vượt Việt Nam, Việt Nam lại xếp trên các nước này - Ảnh 2.

Mỹ mất ngôi đầu bảng xếp hạng vào tay Na Uy. (Nguồn: Bloomberg. Việt hóa: Anh Đào).

Bloomberg lý giải sự tụt hạng của Mỹ là do tiến độ tiêm chủng đã bị chậm lại, đồng thời số ca mới lại có dấu hiệu tăng do biến chủng Delta khiến một số khu vực phải tái khởi động các biện pháp hạn chế. 

Dù vậy, số ca tử vong vì COVID-19 tại Mỹ trong tháng qua không đáng kể khi so với các đợt trước đó, chủ yếu do phần đông người dân đã được tiêm chủng.

Châu Âu dường như đã bắt kịp tốc độ với Mỹ, một số nước còn vượt Mỹ về tốc độ tiêm vắc xin cũng như nới lỏng nhiều hạn chế. 

Na Uy, nền kinh tế đang đứng ở vị trí thứ 1 xét về khả năng chống chịu và phục hồi sau đại dịch hiện đã tiêm chủng đủ liều cho hơn 55% dân số. Xếp thứ 2 và thứ 3 theo sau lần lượt là Thụy Sĩ và New Zealand. Trung Quốc giảm một bậc so với tháng trước, xếp ở vị trí thứ 9 trong bảng xếp hạng tháng này.

Đông Nam Á có một đại diện duy nhất lọt top đầu là Singapore – đứng ở vị trí thứ 11. Với tỷ lệ 70% dân số được tiêm chủng đầy đủ và 79% đã được tiêm ít nhất một liều, Singapore hiện trở thành một trong những quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng tốt nhất thế giới. Quốc đảo sư tử cũng đang có những động thái về việc nới lỏng giãn cách xã hội và khởi động lại nền kinh tế.

Việt Nam cùng nhóm các nước Thái Lan, Philippines, Malaysia, Indonesia đang chưa khống chế được dịch xếp ở vị trí gần cuối bảng xếp hạng. Thái Lan đứng thứ 41, Việt Nam vị trí 46 (tụt 6 bậc so với tháng 6), ba nước Philippines, Malaysia và Indonesia đứng cuối cùng.

Bloomberg dự báo kinh tế Việt Nam năm nay sẽ tăng trưởng ở mức 6,6%, Singapore 6,5%.

BXH các nền kinh tế chống chịu tốt trước COVID-19: Mỹ mất ngôi đầu, Thái Lan vượt Việt Nam, Việt Nam lại xếp trên các nước này - Ảnh 3.

BXH các nền kinh tế chống chịu tốt trước COVID-19: Mỹ mất ngôi đầu, Thái Lan vượt Việt Nam, Việt Nam lại xếp trên các nước này - Ảnh 4.

Nhìn chung, theo đánh giá của Bloomberg, các nền kinh tế đang phát triển tiêm chủng sớm và sau đó đạt nhanh độ bao phủ vắc xin. Ở những nơi đa số người dân được tiêm chủng, số ca nhiễm và tử vong có dấu hiệu giảm đáng kể.

Ngược lại, một số nước đang phát triển có tốc độ tiêm chủng chậm, thậm chí một số còn chưa khởi động chiến dịch, do nguồn cung vắc xin khan hiếm.

Trong số các nền kinh tế tiên tiến, khoảng 48% dân số được tiêm phòng, tỷ lệ này ở các nền kinh tế đang phát triển là 22%.

Anh Đào