Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc đạt kỳ vọng, dự kiến vượt Mỹ trong 10 năm tới
Ảnh: REUTERS/Jason Lee/Files |
Trong khi thời kỳ tăng trưởng thần tốc với 2 con số đạt được trong những thập kỷ trước có thể đã kết thúc, nền kinh tế Trung Quốc vẫn tăng trưởng hơn 50% (tính theo đồng nhân dân tệ) trong 5 năm qua tính tới giữa năm 2017. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thực tế hàng năm đạt 7,2% trong giai đoạn đó.
2 năm trước, Ông Tập Cận Bình khẳng định mục tiêu đặt ra trong năm 2012 là tăng gấp đôi GDP và thu nhập bình quân đầu người vào năm 2020, và tăng trưởng đang trong đà đạt được mục tiêu đó.
Ông cũng cam kết kìm hãm mức độ gia tăng nợ, và chuyển đổi sự tập trung của nền kinh tế sang tiêu dùng nội địa từ nguồn vốn đầu tư để thúc đẩy tăng trưởng duy trì trong dài hạn, và tránh sự điều chỉnh nghiêm trọng sau này.
Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc đạt 6,9% trong nửa đầu 2017 nhờ sự bùng nổ của ngành xây dựng, vượt qua mục tiêu của chính phủ ở mức 6,5%.
Tuy nhiên, thu nhập sau thuế vẫn ở mức thấp trong nhiều năm tính đến cuối 2016, dù nó đã phục hồi trong nửa đầu 2017.
Thống đốc ngân hàng trung ương Trung Quốc, ông Zhou Xiao Chuan cho biết tăng trưởng kinh tế của quốc gia có thể lên đến 7% trong nửa cuối năm nay.
So với nền kinh tế Mỹ
Kinh tế Trung Quốc thường được so với Mỹ, và được dự đoán sẽ vượt qua Mỹ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới trong khoảng năm 2018 – 2030.
Nền kinh tế Mỹ duy trì tăng trưởng trong vòng 5 năm qua, tăng từ 53% trong 2012 lên 60% vào năm 2016 (tính theo USD), tuy nhiên GDP bình quân đầu người vẫn gấp 7 lần so với của Trung Quốc.
Tiến trình tăng trưởng nhanh chóng của nền kinh tế Trung Quốc nhận nhiều sự chỉ trích, đi đầu là Tổng thống Mỹ Donald Trump khi ông cho rằng nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới đã sử dụng những biến pháp không công bằng để giành lợi thế thương mại, dấy lên lo ngại về cuộc chiến thương mại với Mỹ.
Cân bằng trở lại
Nguyên nhân chính cho việc GDP Trung Quốc tăng trưởng mạnh mẽ là sự phụ thuộc lớn một cách bất thường đối với đầu tư để thúc đẩy tăng trưởng.
Tuy nhiên, bất chấp tuyên bố cân bằng lại những yếu tố thúc đẩy tăng trưởng trong những năm qua, tiến trình này vẫn khá chậm chạp khi đầu tư vẫn là một phần lớn hơn so với chi tiêu hộ gia đình của nền kinh tế Trung Quốc.
Ảnh: REUTERS/Aly Song/Files |
Tiêu dùng hộ gia đình
Số liệu từ Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc cho biết, tiêu dùng hộ gia đình chiếm 39,3% nền kinh tế Trung Quốc vào năm ngoái, tăng từ mức 38,05% năm 2015 và mức 36,7% trong năm 2012.
Mặc dù, tiêu dùng hộ gia đình của Trung Quốc được cải thiện năm 2016, báo cáo từ Ngân hàng Thế giới (WB) cho thấy số liệu trung bình toàn cầu, tính trên 200 quốc gia, vẫn cao hơn với 58% trong năm 2015.
Trong khi đó, chi tiêu chính phủ tăng trưởng với tốc độ nhanh hơn chi tiêu cá nhân vì chính quyền Bắc Kinh áp dụng chính sách tài khóa năng động để bình ổn hóa nền kinh tế.
Tăng trưởng nhờ tín dụng
Mức độ đầu tư cao ở Trung Quốc đồng nghĩa với tăng trưởng tín dụng cũng ở mức cao. Thực tế, tốc độ tăng trưởng nợ ngân hàng nhanh hơn tốc độ của GDP trong nhiều thập kỷ.
Nợ gia tăng
Sự phụ thuộc vào đầu tư đồng nghĩa với mức nợ tăng cao.
Tuy nhiên, dù các nhà hoạch định chính sách đã tiến hành giảm sự phụ thuộc vào tín dụng, tiến trình này đã bị chậm lại vì nợ tiếp tục tăng lên.
Số liệu từ Bank of International Settlement chỉ ra, tỷ lệ tổng nợ/GDP của Trung Quốc đạt 257,8% trong quý I năm 2017, tăng từ mức 187,5% trong 5 năm trước.
Một số bằng chứng cho thấy nợ tại một số khu vực của nền kinh tế đã giảm, sau khi chính phủ bắt tay vào giảm đòn bẩy tài chính, nhưng vẫn còn quá sớm để tuyên bố thắng lợi.
Phụ thuộc vào bất động sản
Bất động sản vẫn là một nhân tố thúc đẩy tăng trưởng kinh tế chính của Trung Quốc, và là nguồn thu chủ yếu của hầu hết người dân quốc gia này.
Các nhà chức trách đã công bố 1 số biện pháp nhằm ngăn chặn ngành bất động sản đang rất nóng, vì quyền sở hữu nhà tại Trung Quốc ngày càng trở nên khó có thể chi trả đối với phần lớn dân số nước này, khi thu nhập gia tăng đã khiến giá nhà đi lên trong những năm gần đây.
Nhiều biện pháp hạ nhiệt ngành bất động sản đã ảnh hưởng tới dự báo tăng trưởng của nền kinh tế, khi giá nhà mới của Trung Quốc trong tháng 8 tăng với tốc độ chậm nhất trong 7 tháng và giảm hoặc trững lại ở nhiều thành phố.
Nền kinh tế Trung Quốc đã đạt được những mục tiêu đề ra trước đó. Mặc dù vậy, câu hỏi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cần trả lời trong 5 năm tới là liệu thành tựu tăng trưởng này có là chỉ số cơ bản bền vững hay nó chỉ phụ thuộc vào sự đi lên của giá nhà đất và lượng nợ công khổng lồ.