|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Tài xế mong Go-Viet trở thành 'Uber thứ hai' tại Việt Nam

07:59 | 06/09/2018
Chia sẻ
Không thể thích nghi với những chính sách của Grab, nhiều tài xế cũ của Uber đầu quân cho hãng xe công nghệ Go-Viet với kỳ vọng về công việc tốt hơn.
tai xe mong go viet tro thanh uber thu hai tai viet nam Người mặc đồng phục Grab tấp nập đăng ký xe ôm Go-Viet tại Hà Nội

Lời tâm sự của một người từng hợp tác với Uber và Grab

Vào đầu tháng 4 năm nay, sau khi Uber khu vực Đông Nam Á sáp nhập vào Grab, nhiều tài xế của Uber Việt chuyển sang đầu quân cho Grab. Nhưng một số tài xế cũ của Uber chia sẻ họ không thể thích nghi với chính sách của Grab.

Một số đối tác là tài xế của Grab khẳng định hãng không khuyến khích họ cài đặt các ứng dụng xe ôm công nghệ khác. Công ty sẽ khóa tài khoản của đối tác nếu họ làm vậy.

Theo thông báo chính thức trên trang web của Grab, hãng triển khai chương trình thưởng áp dụng cho đối tác Grab Bike, với điều kiện ràng buộc các tài xế không cài đặt các ứng dụng gọi xe khác.

Anh Đạt, một tài xế của Grab, cho biết: “Tôi từng chạy cho cả Grab và Uber. Khi tôi là đối tác với Uber, hãng Uber khuyến khích tài xế cài tất cả các ứng dụng gọi xe công nghệ có thể. Trong khi đó, Grab không cho phép tôi đăng ký làm đối tác với các ứng dụng gọi xe khác".

Bên cạnh đó, theo Đạt, khi khách hàng có phản ánh về tài xế, phía Grab sẽ khoá tài khoản của họ mà không ghi nhận phản hồi từ đối tác. Tuỳ thuộc từng lý do, công ty có thể khóa tài khoản tới hai tuần rồi yêu cầu tài xế tham gia chương trình đào tạo lại.

"Uber lắng nghe ý kiến từ phía tài xế. Đó là cách làm việc khác hẳn so với Grab" Anh nói.

Nhiều tài xế cũ của Uber đầu quân cho Go-Việt

"Sau khi Uber rút lui, cũng giống như tôi, nhiều người vẫn phải chạy Grab để mưu sinh. Khi Go-Viet xuất hiện, chúng tôi có thêm một lựa chọn làm việc cho một công ty khác”.

Anh Đạt giơ màn hình điện thoại, khoe rằng anh vẫn giữ lại ứng dụng của Uber trên điện thoại để làm kỷ niệm. "Tôi hy vọng Go-Viet sẽ là Uber thứ hai", anh thổ lộ.

Văn phòng Go-Viet Hà Nội nhận những đơn đăng ký đầu tiên từ ngày 4/9. Trong khoảng thời gian từ 11h tới 13h ngày 5/9, ngày thứ hai mà Go-Viet Hà Nội nhận đơn, rất nhiều người mang màu áo xanh của Grab ra vào liên tục văn phòng toà nhà tại Vương Thừa Vũ.

Một số người cẩn thận cởi đồng phục, nhét vào ba lô trước khi bước vào toà nhà. Một số vẫn khoác trên mình đồng phục màu xanh của Grab đi cùng với những người mặc quần áo bình thường, bước vào bàn đăng ký.

"Phần lớn những tài xế từng hợp tác với Uber mà tôi biết đều đăng ký làm đối tác với Go-Viet, dù hiện tại họ đang làm với Grab", anh Đạt nói.

tai xe mong go viet tro thanh uber thu hai tai viet nam
Lối vào văn phòng đăng ký đối tác của Go-Viet. Ảnh: Tuệ An.

Nhiều người đăng ký kỳ vọng Go-Viet sẽ trở thành một Uber "văn minh" thứ hai tại Việt Nam. Tuy nhiên, họ lo ngại Go-Viet khó có thể sánh với Uber về nền tảng về công nghệ.

Go-Viet là “phiên bản Việt hoá” của Go-Jek – nền tảng công nghệ đa dịch vụ tại Indonesia. Với sự hậu thuẫn của Go-Jek, thương hiệu này ra đời tại Việt Nam bởi đội ngũ sáng lập người Việt am hiểu về khách hàng, tài xế và thị trường xe ôm công nghệ.

Chính thức ra mắt tại TP HCM vào đầu tháng 8, Go-Viet có khả năng trở thành đối thủ tiềm năng với Grab tại Việt Nam. Với sự hậu thuẫn của Go-Jek, công ty đã tung ra chương trình đồng giá 5.000 đồng (sau đó tăng lên 9.000 đồng) cho chuyến đi dưới 8 km nhằm thu hút khách hàng và cạnh tranh “tay đôi” về mức khuyến mãi khủng với Grab.

Không chỉ cạnh tranh khốc liệt trong các chương trình khuyến mãi cho khách hàng, cuộc chiến giữa Go-Viet và Grab cũng hết sức gay cấn trên “mặt trận” điểm thưởng nhằm thu hút tài xế.

Tại thị trường Việt Nam, có gần chục cái tên ứng dụng xe ôm công nghệ được biết đến nhiều nhất: Grab, Go-Viet, Fast Go, Mai Linh Bike, Vato, Tnet, Aber...

Cuộc cạnh tranh khốc liệt tại thị trường xe ôm công nghệ Việt Nam, một trong những tay chơi mới như Aber vừa ra mắt từ đầu tháng 6/2018. Tuy nhiên, Aber thông báo dừng hoạt động từ ngày 10/8 cho đến khi có thông báo nhằm mục đích nâng cấp hệ thống.

Xem thêm


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Tuệ An

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.