Sự sụp đổ của thị trường hàng hóa chưa có dấu hiệu kết thúc
Thị trường hàng hóa toàn cầu chao đảo vì cơn địa trấn chiến tranh thương mại Mỹ - Trung |
Chỉ số hàng hóa Bloomberg đã giảm khoảng 10% từ mức cao trong tháng 5 vì lo ngại chiến tranh thương mại có thể làm giảm tốc độ tăng trưởng toàn cầu, hạn chế nhu cầu đối với mọi loại mặt hàng từ nhôm tới đậu nành. Ngay cả vàng, một tài sản an toàn truyền thống, cũng không còn được ưa thích vì đồng USD được củng cố và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) gợi ý tiếp tục tăng lãi suất trong năm nay, hạn chế sự đầu tư hấp dẫn của kim loại phi lợi nhuận.
Hoạt động bán tháo kim loại đã đưa chỉ số hàng hóa Bloomberg vào lãnh thổ bán quá mức. Theo ông Gary Christie, người đứng đầu phòng nghiên cứu Bắc Mỹ tại Trading Central, Ottawa, trong khi thị trường chứng khoán thường phục hồi sau khi đạt tới các mức đó, nhưng có thể nó không đúng trong trường hợp này.
Thị trường hàng hóa tiếp tục thua lỗ khi chỉ số Bloomber đã chấm dứt xu hướng tăng vào ngày 11/7, vì hoạt động bán tháo. Biểu đồ trên cho thấy chỉ số trung bình biến động phân kỳ - hội tụ (MACD), một thước đo của xu hướng giá, nằm dưới đường tín hiệu. Điều này gợi ý “vẫn chưa có dấu hiệu đảo chiều” và xu hướng giảm đang gia tăng, theo ông Christie.
Áp lực gia tăng
Đồng, thường được coi là thước đo của tăng trưởng kinh tế toàn cầu, đã ghi nhận chỉ số số sức mạnh tương đối (RSI) trong 14 ngày trong ngày 2/7 giảm xuống dưới 30, ngưỡng được giới giao dịch nghiên cứu biểu đồ coi như một dấu hiệu một tài sản sẵn sàng phục hồi. Điều đó đã không xảy ra, với kim loại mất khoảng 9% trong tháng này. Chỉ số RSI đạt 19,6 hôm 11/7, mức thấp nhất kể từ năm 2015, và vẫn dưới mốc 30 trong mỗi ngày giao dịch trong tháng này.
Đồng, được sử dụng trong lưới điện, đường ống, dây điện, ô tô và các thiết bị điện tử, đã giảm từ mức cao đạt được vào đầu tháng 6 năm nay khi các quỹ đầu tư bắt đầu kết thúc đặt cược giá lên và thêm vào xu hướng giá xuống mới, ông Oliver Nugent, một chuyên gia phân tích chiến lược hàng hóa tại Ngân hàng ING NV, cho biết.
Hôm 10/7, số tiền đặt cược xu hướng giá giảm của các nhà quản lý tiền tệ với đồng đã vượt qua số tiền đặt cược vào xu thế giá lên trên sàn Comex lần đầu tiên kể từ tháng 10/2016, theo số liệu của Ủy ban giao dịch hàng hóa tương lai Mỹ.
Trong khi xu hướng đánh cược giá giảm có thể thúc đẩy giá phục hồi trong ngắn hạn vì các quỹ đầu tư hỗ trợ các vị thế bán, giá có thể vẫn giảm trong cả quý, ông Nugent nói. Và các chuyên gia phân tích kỹ thuật đồng ý với ý kiến này.
“Tất cả các kim loại đều nằm trong vùng quá bán và không có sự phục hồi trong tầm nhìn, vì dường như không có sự phân kỳ giá lên trên MACD”, ông Christie nhận định.
Trong khi đó, ngành năng lượng vẫn là một điểm sáng của thị trường hàng hóa, khi giá dầu thô tăng cao.
Hôm thứ Năm (19/7), Arab Saudi bác bỏ lo ngại quốc gia này sẽ gây ra tình trạng dư thừa trên thị trường dầu mỏ. Thay vào đó, Thống đốc của Arab Saudi tại OPEC, ông Adeeb Al-Aama, dự báo dự trữ dầu sẽ giảm trong nửa cuối năm do nhu cầu mạnh mẽ và tiêu thụ tăng theo mùa.
Ngoài dầu thô, nỗ lực làm sạch không khí ở Trung Quốc có thể giúp triển vọng quặng sắt có hàm lượng sắt cao trở nên tươi sáng. Giá quặng sắt có thể tăng đến 100 USD/tấn nhờ Trung Quốc tăng cường giảm ô nhiễm môi trường bằng cách hạn chế hoạt động công nghiệp, theo công ty Wood Mackenzie. Sau khi giảm trong tháng 3, giá quặng chất lượng cao với hàm lượng sắt 65% tăng mỗi tháng, giao dịch trên 91 USD/tấn trong tuần này, và duy trì trong vùng tích cực trong năm nay ngay cả khi căng thẳng thương mại leo thang, Mysteel.com.
Ngoài kim loại, các sản phẩm nông nghiệp cũng nằm trong số những mặt hàng bị ảnh hưởng nặng nề nhất của hoạt động bán tháo. Số liệu từ Bộ Nông nghiệp Mỹ về dự báo mùa màng toàn cầu công bố ngày 12/7 cho biết, căng thẳng thương mại Mỹ - Trung Quốc có thể khiến dự trữ đậu nành tăng 51% trong năm tới, vượt dự báo một tháng trước đó. Đậu nành đã trở thành trung tâm của trận chiến thuế quan sau khi Trung Quốc đánh thuế lên hàng loạt nông sản Mỹ.
Mặc dù giá đậu nành giao vào tháng 11 đã có sự phục hồi nhỏ, sau vụ thu hoạch ở Mỹ, giá đậu đã gặp khó khăn trong việc vượt trên mức trung bình biến động 15 ngày. Việc không thể vượt qua ngưỡng đó có thể mang nghĩa, thiệt hại tăng sau khi giá đậu nành giảm 16% trong quý trước, mức giảm nhiều nhất kể từ năm 2016.
Xem thêm |
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/