|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Sau Mỹ, đến lượt Anh tung đòn chí mạng với Huawei

20:49 | 22/05/2019
Chia sẻ
Tự hào khi có thể tự sản xuất những con chip di động mạnh nhất thế giới nhưng Huawei vừa bị đối tác ARM chấm dứt kinh doanh. Huawei sẽ không thể dùng kiến trúc chip từ ARM nữa.

Tự hào khi có thể tự sản xuất những con chip di động mạnh nhất thế giới nhưng Huawei vừa bị đối tác ARM chấm dứt kinh doanh. Huawei sẽ không thể dùng kiến trúc chip từ ARM nữa.

Theo BBC, hãng thiết kế cấu trúc chip ARM có trụ sở tại Anh đã thông báo nội bộ về việc đình chỉ kinh doanh với Huawei. Đây là động thái của ARM nhằm hưởng ứng các lệnh hạn chế thương mại do Mỹ đặt ra.

BBC cho biết ARM đã yêu cầu các nhân viên tạm dừng tất cả các hợp đồng đang hoạt động, các điều khoản hỗ trợ và bất kỳ cam kết nào trong chờ xử lý với Huawei và các công ty con có trong danh sách đen của chính phủ Mỹ.

Sau Mỹ, đến lượt Anh tung đòn chí mạng với Huawei - Ảnh 1.

Chip Kirin của Huawei được sản xuất nhờ sơ đồ do ARM thiết kế. Ảnh: TechAR.


Mặc dù, công ty có trụ sở tại Anh nhưng ARM vẫn có nhiều công nghệ từ Mỹ. Như vậy, động thái này của ARM cho thấy chính sách cấm vận của chính quyền Donald Trump đã vượt ra khỏi phạm vi nước Mỹ. Trước đó, công ty sản xuất chip Infineon Technologies của Đức cũng ngưng giao các lô hàng đến Huawei.

Những năm gần đây, Huawei gặt hái được thành công khi liên tục tung ra dòng chipset có hiệu năng tương đương với Qualcomm. Thậm chí họ còn là nhà sản xuất đầu tiên trên thế giới làm ra SoC di động trên tiến trình 7 nm.

Những thành công trên là nhờ vào sự hợp tác giữa Huawei và ARM. Mới đây nhất, Huawei ra mắt con chip Kirin 980, vi xử lý mạnh mẽ nhất của hãng được trang bị trên Huawei P30 Pro, Mate 20 Pro và Honor 20 Pro.

Việc đình chỉ kinh doanh với Huawei của ARM khiến tương lai của hãng điện thoại Trung Quốc đen tối hơn bao giờ hết. Từ sau lệnh cấm này, Huawei sẽ không thể sản xuất bất kỳ con chip nào trên cấu trúc ARM nữa. Họ phải tái thiết kế lại con chip và việc này khá mất thời gian lẫn nguồn lực.

Như vậy, Huawei sẽ khó có thể làm được smartphone khi cả hệ điều hành và con chip đều không được cấp phép.

ARM có tên trước đây là Advanced RISC Machine. ARM Holdings phát triển kiến trúc và cấp phép cho các công ty khác sản xuất chip xử lý ‍bao gồm các SoC và các mô-đun hệ thống (SoM) kết hợp bộ nhớ, giao diện, radio. Ngoài ra, ARM cũng có thể thiết kế các lõi thực hiện tập lệnh và cấp phép cho hãng khác sử dụng.

“Đây giống như một cú knock out dành cho Huawei. Nó ảnh hưởng lớn đến khả năng sản xuất chip ARM của Huawei”, một chuyên gia phân tích kỹ thuật giấu tên nói với BBC.

Hiện nay, cấu trúc ARM được xem là tốt nhất về khả năng tiết kiệm năng lượng và hiệu suất xử lý. Chính điều này đã đẩy Intel, nhà sản xuất chip PC lớn nhất thế giới, đối thủ cạnh tranh mảng chip di động của ARM vào cõi chết. Ba năm trước, vì không cạnh tranh được với ARM, Intel buộc phải sa thải 12.000 nhân viên mảng di động và chấp nhận gia công cho đối thủ.

Ngành thép và mối lo ngại với 'biến số' Tổng thống Trump
Nhiều đơn vị phân tích đều đánh giá ngành thép sẽ chịu tác động tiêu cực sau khi ông Donald Trump lên làm Tổng thống. Cổ phiếu thép liên tục đỏ lửa sau ngày công bố kết quả bầu cử cho thấy những góc nhìn kém lạc quan của nhà đầu tư về ngành này.