|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Sáp nhập Grab - Uber tạo ra lỗ hổng ở Đông Nam Á

13:47 | 09/04/2018
Chia sẻ
Việc chấm dứt hàng loạt hoạt động của Uber ở Đông Nam Á, ngoại trừ Singapore và Philippines, diễn ra sau thương vụ sáp nhập với đối thủ Grab, đã giúp Grab có vị trí thống trị trong khu vực này. Sau Khi sáp nhập, Grab đang hướng tới một nền tảng kỹ thuật số mới. Tuy nhiên, nhiều khó khăn đã xuất hiện.
sap nhap grab uber tao ra lo hong o dong nam a Ngày đầu tiên Uber chuyển sang Grab, CEO Xelo tuyên bố ứng dụng gọi xe nội có thể thay thế Uber
sap nhap grab uber tao ra lo hong o dong nam a Thương vụ Grab mua lại Uber: Quản lý lúng túng khi thiếu kỹ năng

Grab sẽ tập trung vào việc mở rộng các dịch vụ cung cấp thực phẩm và dịch vụ tài chính

Vào cuối ngày Chủ nhật vừa qua, hãng Uber đã đồng loạt nhường lại mảng gọi xe ở Việt Nam, Thái Lan, Campuchia và một số thị trường khác ở khu vực Đông Nam Á. Việc chấm dứt hàng loạt hoạt động của Uber ở Đông Nam Á, ngoại trừ Singapore và Philippines, diễn ra sau thương vụ sáp nhập với đối thủ Grab, đã giúp Grab có vị trí thống trị trong khu vực này. Sau Khi sáp nhập, Grab đang hướng tới một nền tảng kỹ thuật số mới. Tuy nhiên, nhiều khó khăn đã xuất hiện.

sap nhap grab uber tao ra lo hong o dong nam a

Theo thông báo ngày 26/3, Grab và Uber cho biết các dịch vụ của họ sẽ được tích hợp giống như Grab từ ngày 8/4 tại 8 thị trường ở Đông Nam Á, nơi họ trước đây đã cạnh tranh với nhau.

Vào nửa đêm chủ nhật, giờ địa phương, ứng dụng cuộc gọi xe Uber không còn hoạt động cho khách hàng tại TP HCM. "Thật không may, Uber hiện không có ở khu vực của bạn," tin nhắn trên điện thoại thông minh của người dùng địa phương tại TP HCM cho biết.

Ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch của Grab Vietnam, đã nói với Nikkei Asian Review trước đó: "Ứng dụng Uber sẽ ngừng hoạt động vào lúc 24h, giờ địa phương kể từ 8/4.

Cũng như Việt Nam, Thái Lan và Campuchia, Uber cũng đã ngừng hoạt động tại Myanmar, Indonesia và Malaysia. Người sử dụng ở Thái Lan đã nhận được email từ Uber vào hôm Thứ bảy thông báo rằng Uber sẽ ngừng mảng đặt xe và "chuyển tiếp hoàn toàn" sang nền tảng Grab kể từ ngày 8/4.

Nhưng Uber vẫn duy trì hoạt động ở Singapore và Philippines – nơi các cơ quan chức năng điều tranh về vấn đề chống độc quyền của thương vụ sáp nhập này. Ở Singapore, Uber sẽ tiếp tục hoạt động ít nhất là cho tới ngày 15/4/2018 khi các cơ quan chức năng xem xét lại thỏa thuận. Các quan chức ở Philippines cho biết Uber nên duy trì dịch vụ cho đến khi quy trình đánh giá chống độc quyền của họ hoàn tất.

Grab hiện đang cố gắng thu hút các lái xe của Uber, đồng thời khuyến khích khách hàng Uber sử dụng ứng dụng Grab. Chẳng hạn, Grab nắm quyền kiểm soát ứng dụng Uber tại Việt Nam vào ngày 26/3 và gửi tin nhắn tới lái xe của Uber và khách hàng để tải ứng dụng Grab.

Người dùng Uber trước đây được Grab coi như là khách hàng mới và sẽ được giảm giá vé và khuyến mại như việc miễn phí cà phê và vé xem phim dựa trên hệ thống tích điểm tín dụng.

Ở Indonesia, 75% lái xe của Uber đã chuyển sang Grab vào ngày 6/4, theo ông Ridzki Kramadibrata, Giám đốc điều hành Grab Indonesia. Một cựu lái xe Uber người buộc phải chuyển sang Grab nói rằng, anh ta phải cạnh tranh với nhiều lái xe hơn dưới sự kiểm soát của Grab. Tại Uber, sự cạnh tranh này ít hơn nhiều.

Grab, công ty khai trương hoạt động đầu tiên của mình tại Malaysia vào năm 2012, đang tận dụng các hệ thống vận chuyển tương đối kém của khu vực và sự xâm nhập nhanh chóng của điện thoại thông minh, để trở thành một doanh nghiệp bán lẻ có thể cung cấp nhiều dịch vụ kỹ thuật số, bao gồm hệ thống thanh toán trực tuyến và hệ thống giao hàng.

Thỏa thuận của Uber là một bước quan trọng trong nỗ lực của Grab để trở thành người chơi chiếm ưu thế ở Đông Nam Á. "Chúng tôi đã chứng minh rằng các công ty Đông Nam Á có thể và sẽ tiếp tục trở thành các nhà vô địch trong khu vực", Giám đốc điều hành Grab Anthony Tan phát biểu với CNBC vào hôm thứ Sáu.

Việc sáp nhập mang lại cho Grab "một con đường rõ ràng để sinh lời" trong kinh doanh đặt xe. Grab sẽ tập trung vào việc mở rộng các dịch vụ cung cấp thực phẩm và dịch vụ tài chính.

Xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh

Tuy nhiên, con đường mở rộng tham vọng của Grab có thể không trơn tru như dự đoán của Anthony Tan. Go-Jek của Indonesia, hiện tập trung vào thị trường ở quê nhà, đang "nhăm nhe" chuẩn bị mở rộng dịch vụ chia sẻ xe sang các thị trường lân cận. Go-Jek, được hỗ trợ bởi Tencent Holdings của Trung Quốc, cũng cung cấp dịch vụ thanh toán và cung cấp thực phẩm.

Các công ty Trung Quốc có khả năng cũng sẽ gia nhập vào cuộc chơi này. Tập đoàn Alibaba đã giới thiệu dịch vụ thanh toán Alipay đến Đông Nam Á trong ngày 2/4/2018, Alibaba cho biết sẽ thâu tóm dịch vụ giao nhận thức ăn Trung Quốc là Ele.me như là một phần của nỗ lực mở rộng dịch vụ giao nhận của mình.

Với thương vụ sáp nhập Grab và Uber, các khách hàng, nhà đầu tư và cơ quan quản lý sẽ phải kiểm soát, xem xét liệu công ty hợp nhất Grab-Uber sẽ cạnh tranh hoặc hợp tác với những đối thủ trên như thế nào.

"Tôi tìm kiếm tất cả những cố vấn tốt nhất để giúp chúng tôi trưởng thành và thực hiện trách nhiệm to lớn đó", Anthony Tan cho biết. Ông nói về các nhà lãnh đạo kinh doanh như Jack Ma của Alibaba, Masayoshi Son của Softbank, Didi Chuxing của Cheng Wei và Dara Khosrowshahi của Uber".

Minh Anh