|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Sáng kiến để giảm tác hại môi trường của ngành thời trang nhanh chỉ như gió vào nhà trống

06:22 | 17/01/2020
Chia sẻ
Sức mua ngày càng tăng của người tiêu dùng khiến những sáng kiến để giảm thiểu tác động xấu tới môi trường của các nhà bán lẻ thời trang trở nên vô nghĩa.

Một câu nói cũ, thường được gán cho Yves Saint Laurent, là: Thời trang sẽ phai tàn, chỉ phong cách tồn tại vĩnh cửu.

Nói theo nghĩa đen, có thể điều đó thực sự không còn đúng nữa, đặc biệt là khi nói đến thời trang nhanh. Các thương hiệu thời trang nhanh không thiết kế quần áo của họ để tồn tại lâu (và họ không thể), nhưng khi là các sản phẩm của thời đại cuồng tiêu thụ, chúng có thể trở thành một phần quan trọng của nhiên liệu hóa thạch.

Các vi sợi tổng hợp cũng sẽ kết thúc vòng đời của chúng ở biển, hồ, sông và các nơi khác, bao gồm cả những phần sâu nhất của đại dương và các đỉnh núi băng cao nhất. Các nhà khảo cổ học trong tương lai có thể nhìn các bãi rác mà thiên nhiên bảo quản và khám phá bằng chứng về Zara.

Và chính Zara và các thương hiệu khác giống như nó đã giúp cắm cờ trên những nơi xa nhất của hành tinh. 

Sáng kiến để giảm tác hại môi trường của ngành thời trang nhanh chỉ như gió vào nhà trống - Ảnh 1.

Một số hiệp định thương mại, chẳng hạn như Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA), đã thúc đẩy sự thành công của thời trang nhanh. Ảnh: Reuters

Trong cuốn sách "Fashionopolis", Dana Thomas, một nhà phê bình phong cách thời trang, đã tìm ra mối liên hệ đầy thuyết phục tủ quần áo thời trang nhanh của chúng ta với các mô hình kinh tế và khí hậu toàn cầu, phơi bày toàn bộ hiện trạng của ngành thời trang - phương thức sản xuất, thực hành lao động và tác động môi trường - trong lịch sử ngành may mặc.

Hơn 60% sợi vải hiện là chất tổng hợp, có nguồn gốc từ nhiên liệu hóa thạch. Vì vậy, nếu và khi quần áo của chúng ta rơi vào bãi rác (khoảng 85% chất thải dệt ở Mỹ đi đến bãi rác hoặc được đốt), chúng sẽ không phân hủy.

Một số hiệp định thương mại, chẳng hạn như Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA), đã thúc đẩy sự thành công của thời trang nhanh. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần nhớ rằng dệt may luôn là một trong những góc tối tăm nhất của nền kinh tế thế giới.

Là sản phẩm của Cách mạng Công nghiệp, dệt may có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của hệ thống tư bản toàn cầu, và tình trạng lạm dụng nhân lực, gây hại cho môi trường của nó đã hình thành trong một quá trình lâu dài.

Công nhân ngành dệt may chỉ nhận một mức lương rẻ mạt và buộc phải làm việc nhiều giờ trong điều kiện tồi tệ. Nhưng trong bối cảnh mức độ đòi hỏi của người tiêu dùng chỉ tăng chứ không giảm, các thương hiệu thời trang buộc phải chạy đua để tung ra sản phẩm mới trong thời gian ngắn nhất.

"Phần lớn nhà bán lẻ thời trang hiện nay đều áp dụng một sáng kiến nào đó để thúc đẩy sự bền vững và giảm tác động tiêu cực của ngành thời trang đối với môi trường", Patsy Perry, giảng viên bộ môn Tiếp thị thời trang của Đại học Manchester (Anh), bình luận.

Mặc dù vậy, theo Perry, vẫn còn một vấn đề cơ bản mà mô hình kinh doanh thời trang nhanh không thể giải quyết: Muốn tăng thu nhập, họ phải bán nhiều sản phẩm hơn, nghĩa là phải đẩy các bộ sưu tập mới ra thị trường càng nhanh càng tốt.

"Kì vọng người tiêu dùng ngừng mua sản phẩm thời trang là điều phi thực tế. Vì vậy, chúng ta cần áp dụng những phương pháp sản xuất bền vững như nhuộm không nước, biến phế liệu thành nguyên liệu thôi, phát triển những giải pháp để xử lý rác thải dệt may", Perry nhấn mạnh.

Nhạc Phong

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.