Các công ty công nghệ ở Thung lũng Silicon bắt đầu những đợt sa thải với số lượng lên tới cả chục nghìn người, tăng mạnh so với giai đoạn trước, thời điểm chỉ có những đợt cắt giảm từ vài chục với vài trăm người.
Nhiều nhân viên công nghệ thừa nhận cảm thấy khó khăn khi mức độ cạnh tranh việc làm trên thị trường đang rất cao, kết hợp với việc các công ty đóng băng tuyển dụng, khiến không ít người phải chuyển ngành.
Amazon có thể sa thải hơn 18.000 nhân sự trong một đợt cắt giảm vào năm 2023. Đây có thể coi là đợt cắt giảm nhân sự lớn nhất của ngành công nghệ trong suốt thời gian qua.
Theo Forbes, có gần 125.000 người lao động tại Mỹ bị mất việc trong năm 2022 khi hơn 120 công ty thực hiện các đợt sa thải. Trong số này, ngành công nghệ bị ảnh hưởng lớn nhất khi có tới hơn 91.000 lao động bị sa thải.
Trong năm 2022, làn sóng sa thải nhân sự của các công ty công nghệ đang tăng nhanh, với việc một loạt ông lớn như Meta, Twitter, Google,... đã thông báo sa thải hàng nghìn lao động, gây ra nỗi lo về việc gia tăng tỷ lệ thất nghiệp.
Không chỉ dừng lại ở các công ty công nghệ, làn sóng sa thải nhân sự bắt đầu lan rộng ra trên toàn cầu, tác động tới cả các lĩnh vực khác như truyền hình, báo chí, thời trang,...
Sau giai đoạn tuyển dụng ồ ạt trong mùa dịch, các công ty công nghệ giờ đây đã quan tâm hơn tới câu chuyện lợi nhuận thay vì tăng trưởng nên buộc phải cắt giảm nhân sự để giảm thiểu chi phí.
Sau đợt tuyển dụng ồ ạt trong suốt hai năm đại dịch, các công ty công nghệ lớn như Facebook, Google,... đang bắt đầu cảm nhận thấy sự khó khăn. Để cắt giảm chi phí, các công ty này đang có những chiến lược nhằm "ép" nhân viên nghỉ việc.
Mất 90% giá trị thị trường, doanh thu giảm 80% và phải sa thải 60.000 nhân sự trong năm 2021, ông lớn dịch vụ dạy thêm Trung Quốc đang điêu đứng trước chính sách thắt chặt quản lý với các công ty công nghệ của Bắc Kinh.
Microsoft dự kiến sẽ tiến hành một đợt sa thải nhân viên trong báo cáo lợi nhuận hằng quý của mình vào ngày 26.1, với khoảng 700 nhân viên bị ảnh hưởng.