|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Reuters: Xuất khẩu tháng 3 của Trung Quốc dự kiến phục hồi, nhập khẩu giảm tháng thứ 4 liên tiếp

15:24 | 10/04/2019
Chia sẻ
Xuất khẩu của Trung Quốc được dự báo phục hồi trong tháng 3 sau khi giảm mạnh vào tháng 2, trong khi nhập khẩu có thể giảm tháng thứ 4 liên tiếp nhưng với tốc độ chậm hơn, kết quả khảo sát từ Reuters chỉ ra. 

Nếu dữ liệu công bố vào thứ Sáu (12/4) trùng với dự báo hoặc tốt hơn, nó có thể củng cố những dấu hiệu về sự ổn định tại quốc gia thương mại lớn nhất thế giới khi lo ngại về tăng trưởng toàn cầu chậm lại đang bủa vây thị trường.

Tuy nhiên, những người dõi theo Trung Quốc lâu năm cho hay sự gia tăng có thể phụ thuộc nhiều hơn vào yếu tố mùa vụ thay vì sự đảo ngược dòng của nhu cầu ảm đạm toàn cầu, với xuất khẩu có thể tăng sau khi kì nghỉ Tết Nguyên đán ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh trong tháng 2. 

Xuất khẩu trong tháng 3 dự báo tăng 7,3% so với năm trước, theo ước tính trung bình từ 32 chuyên gia kinh tế được Reuters khảo sát, theo sau sự sụt giảm 20,8% trong tháng 2. 

Bộ Thương mại Trung Quốc gần đây cho biết xuất khẩu và nhập khẩu đã phục hồi trong nửa đầu của tháng 3. 

Khảo sát các nhà máy trong tháng 3 cũng gợi ý "tia hi vọng" về lĩnh vực xuất khẩu. Trong khi các đơn đặt hàng xuất khẩu vẫn duy trì chậm chạp, một số dấu hiệu cho thấy sự thắt chặt đang được nới lỏng. 

Các nhà đàm phán Mỹ và Trung Quốc đã kết thúc vòng đám phán thương mại mới nhất trong tuần trước và lên kế hoạch nối lại thảo luận trong tuần này để cố gắng đảm bảo một thỏa thuận có thể kết thúc cuộc chiến trả đũa thuế quan, nguyên nhân gây ra sự gián đoạn của chuỗi cung ứng toàn cầu và khuấy đảo thị trường tài chính.

Thứ Hai (8/4), một quan chức cấp cao Nhà Trắng cho biết phía Mỹ vẫn chưa thỏa mãn về tất cả vấn đề để đi đến một thỏa thuận kết thúc cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, nhưng nói rằng đã đạt được tiến triển trong các cuộc đối thoại vào tuần trước. 

Tuần trước, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho hay một thỏa thuận có thể đạt được trong khoảng 4 tuần tới. 

Sự chậm lại của nền kinh tế toàn cầu đã vượt dự báo và xu hướng lao dốc này cso thể khiến các nhà lãnh đạo thế giới sử dụng biện pháp kích thích, Tổ chức Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết hôm 9/4 sau khi hạ dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2019 lần thứ ba. 

Tuy nhiên, IMF nâng triển vọng đối với tăng trưởng của Trung Quốc lên 6,3% trong năm nay, một phần vì cuộc chiến thương mại không leo thang như lo ngại. 

Reuters: Xuất khẩu tháng 3 của Trung Quốc dự kiến phục hồi, nhập khẩu giảm tháng thứ 4 liên tiếp - Ảnh 1.

Ảnh: Reuters.

Nhập khẩu suy yếu

Nhập khẩu của Trung Quốc trong tháng 3 được dự báo giảm 1,3% so với một năm trước, dù mức giảm này được coi là thấp hơn so với mức giảm 5,2% của tháng 2. 

Khảo sát hoạt động nhà máy cho thấy doanh thu bất ngờ tăng trưởng trong tháng trước, gợi ý nhu cầu nội địa bắt đầu phản ứng với các biện pháp hỗ trợ nền kinh tế của chính phủ. 

Mặc dù vậy, hầu hết thành phần tham gia cuộc khảo sát đều dự báo nhập khẩu giảm, với dự báo giảm nhiều nhất là 18,2%.

"Đầu tư cơ sở hạ tầng dồn dập đã thúc đẩy nhập khẩu trong tháng trước, nhưng nhu cầu nhập hàng tồn kho của các nhà máy có thể vẫn còn yếu vì lo ngại về triển vọng kinh tế trong trung đến dài hạn chưa hết", theo Nie Wen, chuyên gia kinh tế tại Hwabao Trust, Thượng Hải. 

Các nhà hoạch định chính sách thừa nhận nền kinh tế dang chịu áp lực vì khoảng nợ trong nhiều năm và chính sách chống ô nhiễm đã làm giảm đầu tư. Cùng với đó, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đang khiến ngành xuất khẩu Trung Quốc thiệt hại, đe dọa với việc làm của nhiều người. 

Phản ứng với các vấn đề trên, Bắc Kinh đã công bố chi tiêu nhiều hơn vào đường, đường sắt và cảng biển, cùng với việc cắt hàng nghìn tỉ nhân dân tệ tiền thuế để giảm áp lực đối với bảng tài sản của doanh nghiệp và ngăn chặn sự sụt giảm sâu hơn của nền kinh tế.

Kết quả khảo sát từ Reuters cũng dự báo thặng dư thương mại chung của Trung Quốc lên tới 7,05 tỉ USD trong tháng 3 từ 4,08 tỉ USD hồi tháng 2. 


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Lyly Cao

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.