|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Xuất khẩu của Trung Quốc bất ngờ 'lội ngược dòng' trong tháng 1

14:56 | 14/02/2019
Chia sẻ
Xuất khẩu của Trung Quốc bất ngờ tăng trở lại trong tháng 1 sau khi ghi nhận giảm "sốc" tháng trước đó, trong khi nhập khẩu giảm ít hơn dự báo. Mặc dù vậy, các chuyên gia phân tích cho rằng sự phục hồi có thể là nhờ các yếu tố mùa vụ và dự báo một đợt sự suy yếu thương mại mới sắp xảy ra. 

Các nhà đầu tư và hoạch định chính sách đang theo dõi sát để xem hoạt động thương mại tại Trung Quốc hạ nhiệt nhanh đến đâu, hoặc liệu các biện pháp hỗ trợ - được công bố vào năm ngoái - bắt đầu có tác dụng, yếu tố có thể loại bỏ một số rủi ro đang đeo bám nền kinh tế toàn cầu.

Tuy nhiên, dữ liệu công bố vào thứ Năm (14/2) khiến nhiều người theo dõi Trung Quốc không rõ hơn về tình hình hiện tại của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, khi thời hạn 1/3 để Bắc Kinh và Washington hạ nhiệt cuộc chiến thương mại đang đến gần.

Báo cáo hải quan Trung Quốc cho biết xuất khẩu tháng 1 của quốc gia này tăng 9,1% so với năm trước, trái ngược với dự báo của các chuyên gia kinh tế là sẽ giảm 3,2% và là sự lội ngược dòng ngoạn mục từ mức giảm 4,4% trong tháng 12/2018.

Trong khi đó, nhập khẩu giảm 1,5%, thấp hơn ước tính giảm 10% và mức giảm 7,6% trong tháng 12/2018.

Theo đó, quốc gia châu Á ghi nhận thặng dư thương mại trị giá 39,16 tỉ USD trong tháng 1.

xuat khau cua trung quoc bat ngo loi nguoc dong trong thang 1
Ảnh: Reuters.

Đừng vội lạc quan

Mặc dù con số này thoạt nhìn có vẻ lạc quan, các chuyên gia phân tích cảnh báo cần phải cẩn trọng với dữ liệu từ Trung Quốc vào đầu năm vì những gián đoạn thương mại dưới ảnh hưởng của kì nghỉ Tết Nguyên đán, bắt đầu từ ngày 4/2 năm nay.

Nhiều công ty đã vội vàng xuất khẩu hoặc bổ sung hàng tồn kho của các nguyên liệu thô trước kì nghỉ lễ.

"Rõ ràng, dữ liệu này đã khiến thị trường bất ngờ. Tuy nhiên, với sự chậm lại trên toàn cầu (dữ liệu sản xuất) và dữ liệu thương mại yếu từ Hàn Quốc, có thể sẽ rất nghiệp dư nếu chỉ dựa trên số liệu tháng 1 để kết luận rằng triển vọng thương mại đã cải thiện", ông Tommy Xie, chuyên gia kinh tế Trung Quốc tại OCBC Bank, Singapore cho biết.

"Tôi nghi ngờ sự phục hồi này có thể một phần vì ảnh hưởng của Tết Nguyên đán vì năm nay sự kiện này diễn ra sớm hơn so với năm ngoái".

Phần lớn chuyên gia kinh tế nhận định Trung Quốc sẽ ghi nhận hoạt động xuất khẩu yếu hơn vào đầu năm nay.

Các nhà máy đã báo cáo yêu cầu quốc tế giảm trong nhiều tháng và những nhà kho tại Mỹ đã chứa đầy hàng hóa Trung Quốc được dự trữ từ năm ngoái vì dự báo Mỹ tăng thuế quan.

Thương mại toàn cầu cũng suy yếu trong bối cảnh chủ nghĩa bảo hộ leo thang và động lực biến mất tại một số nền kinh tế lớn, đang chú ý nhất là tại châu Âu.

Thực tế, xuất khẩu ròng đã thúc đẩy tăng trưởng của Trung Quốc lên 8,6% trong năm ngoái, theo tính toán của Reuters.

Kết quả khảo sát từ các nhà máy cũng cho thấy yêu cầu nội địa và sự suy yếu lan rộng hơn của nền kinh tế đang lấy đi niềm tin của cả doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Doanh số bán lẻ trong kì nghỉ Tết Nguyên đán đã tăng 8,5% so với năm ngoái, vẫn ổn định nhưng là tốc độ chậm nhất kể từ năm 2011.

Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc chậm lại còn 6,6% trong năm 2018, chịu áp lực từ chi phí vay mượn gia tăng và triệt phá những hoạt động cho vay rủi ro hơn, khiến các công ty nhỏ và vừa thiếu vốn và ngăn chặn đầu tư.

Xem thêm

Lyly Cao

Đề xuất ưu đãi thuế tiêu thụ đặc biệt cho xe ô tô hybrid, không áp thuế với điều hoà
Đại biểu Nguyễn Văn Mạnh đề xuất, bổ sung quy định dòng xe điện hybid không có sạc ngoài được hưởng ưu đãi thuế suất thuế TTĐB với mức thuế suất bằng 70% mức thuế suất của dòng xe xăng dầu.