Cơn địa chấn mang tên 'khủng hoảng kinh tế Trung Quốc' đang lan khắp châu Á
Từ Hong Kong tới Nhật Bản, dữ liệu xuất khẩu trong tháng 12/2018 ghi nhận xu hướng giảm vì sự gián đoạn của chuỗi cung ứng dưới tác động của căng thẳng thương mại Mỹ - Trung Quốc và chu kì suy thoái của nền kinh tế thế giới, dẫn đầu bởi Trung Quốc, đã tác động tiêu cực tới khu vực phụ thuộc vào thương mại này.
Không chỉ dừng lại ở đó, các thông tin tiêu cực vẫn xuất hiện trong tháng 1 với các chỉ số từ Bloomberg Economics cho thấy nền kinh tế Trung Quốc sẽ tiếp tục chậm lại trong tháng này, trong khi chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) công bố vào ngày 31/1 dự kiến ghi nhận một đợt giảm nữa về sản lượng nhà máy.
Chỉ số PMI Nikkei cho 7 nền kinh tế trong khu vực sẽ được công bố vào thứ Sáu (1/2). Một cuộc khảo sát doanh nghiệp riêng hôm 30/1 cho thấy niềm tin của các nhà sản xuất Hàn Quốc trong tháng 2 ở mức thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu một thập kỉ trước.
Lưu ý: Dữ liệu của Việt Nam xác định trong tháng 1/2019, còn những nền kinh tế còn lại là của tháng 12/2018. |
Dữ liệu xuất khẩu giảm sâu hơn dự báo tại Hong Kong gợi ý nhu cầu suy yếu đang lan rộng từ phần còn lại của châu Á, đặc biệt tại Trung Quốc đại lục. Singapore ghi nhận sự sụt giảm lớn nhất về xuất khẩu trong hơn hai năm, trong khi Indonesia - nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á, xuất khẩu đánh dấu mức giảm lớn nhất kể từ giữa năm 2017.
Hàn Quốc và Đài Loan cũng công bố báo cáo xuất khẩu tồi tệ vào tuần trước, theo sau là Nhật Bản với sự sụt giảm lần thứ hai trong 4 tháng. Dữ liệu tháng 1 tại Việt Nam, với thương mại chiếm một nửa tổng sản phẩm quốc nội quốc gia, cho thấy xuất khẩu giảm 1,3% so với một năm trước, ghi nhận sự thể hiện tồi tệ nhất trong 5 năm.
Suy thoái sâu hơn
Ngay cả ở Malaysia, nơi tăng trưởng xuất khẩu bất ngờ tăng trong tháng 12, vận chuyển sang Trung Quốc cũng đã giảm 0,5% so với một năm trước.
Tăng trưởng của Trung Quốc đã suy yếu trong những năm qua, đạt 6,6% trong năm ngoái, tốc độ chậm nhất kể từ 1990. Là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, Trung Quốc đóng góp khoảng một phần ba tổng tăng trưởng toàn cầu.
Ảnh: Yu Fangping/Xinhua. |
Ngoài Trung Quốc, xuất khẩu trong khu vực cũng chịu tác đông từ sự hạ nhiệt của ngành công nghệ, vốn thúc đẩy các nền kinh tế "khủng" như Đài Loan và Singapore trong vài năm qua.
Dữ liệu kinh tế khác từ các chuyên gia phân tích tại Bloomberg Intelligence cho thấy những điều kiện tội tệ hơn. Tàu chở hàng nhỏ hơn, vốn là "con ngựa thồ hàng" của thương mại toàn cầu và không chỉ phụ thuộc vào Trung Quốc, đang cho thấy sự sụt giảm chưa từng thấy về hoạt động. Điều này có thể nghĩa là sự suy thoái công nghiệp toàn cầu sẽ sâu sắc hơn, theo chuyên gia phân tích Rahul Kapoor và Chris Muckensturm của Bloomberg Intelligence.
Các công ty từ Apple tới Caterpillar đang chịu thiệt hại. Caterpillar, nhà sản xuất xe ủi đất, ghi nhận lợi nhuận giảm nhiều nhất trong một thập kỉ vào thứ Hai (30/1), trong khi công ty Nvidia, nhà sản xuất chip cho card màn hình lớn nhất thế giới, cho thấy nhu cầu tiêu thụ tại Trung Quốc suy yếu.
Ông Trump: Cuộc chiến thương mại khiến kinh tế Trung Quốc giảm mạnh
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng sự suy giảm tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc là hậu quả của ... |
Kinh tế Trung Quốc chịu nhiều sức ép
Bắc Kinh đau đầu trước bài toán cân bằng giữa duy trì tăng trưởng kinh tế và giảm núi nợ khổng lồ. |
Giới chuyên gia theo dõi sát sao tình hình kinh tế Trung Quốc
Giới phân tích ước tính rằng nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng khoảng 6,6% trong năm 2018, mức thấp nhất kể từ năm 1990, ... |