|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Quyết không đốt tiền vào khuyến mãi, Lalamove cạnh tranh bằng chất lượng tài xế

10:19 | 04/10/2018
Chia sẻ
Lalamove khẳng định công ty luôn lấy chất lượng tài xế làm giá trị cốt lõi của dịch vụ vận chuyển công nghệ.
quyet khong dot tien vao khuyen mai lalamove dau voi cac dich vu giao hang cong nghe mau mat bang chat luong Lalamove chen chân cửa hẹp

Ngày 3/10, Lalamove, hãng cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh thông báo họ chính thức gia nhập thị trường Hà Nội sau hơn một năm hoạt động tại TP HCM.

Sự xuất hiện của Lalamove tại Hà Nội chỉ diễn ra một ngày sau buổi ra mắt dịch vụ giao hàng đồ ăn GrabFood tại thủ đô. Thị trường giao hàng công nghệ không ngừng nóng lên với sự tham gia của những tay chơi mới.

Giám đốc điều hành Lalamove tại Việt Nam, ông Nguyễn Đức Lợi, đã chia sẻ về một ngành nghề mới - giao hàng công nghệ.

Ông nhận định shipper (người giao hàng) công nghệ là một "nghề" mới xuất hiện ở Việt Nam trong kỷ nguyên kinh tế thương mại điện tử. Không cơ quan chủ quản, không có tên trong hệ thống nghề nghiệp được nhà nước công nhận, chưa có hành lang pháp lý bảo vệ, shipper hiện nay khi hành nghề gặp nhiều khó khăn và rủi ro.

quyet khong dot tien vao khuyen mai lalamove dau voi cac dich vu giao hang cong nghe mau mat bang chat luong Taxi truyền thống lo Grab, Uber khuyến mại quanh năm

Không chạy đua về khuyến mãi, cạnh tranh bằng giá rẻ để đổi lấy tăng trưởng nóng, ông Lợi khẳng định dịch vụ vận chuyển công nghệ của Lalamove lấy các đối tác tài xế là giá trị cốt lõi.

Lalamove cho rằng hai yếu tố khẳng định thương hiệu Lalamove là chất lượng tài xế và các dịch vụ được tùy chỉnh chuyên sâu (giao hàng tận tay, giao nhiều điểm dừng, chỉ giao một đơn hàng trên một lộ trình…).

Thay vì chỉ quan tâm tới kết quả cuối cùng là sự hài lòng của khách hàng, hoặc chỉ phát triển nóng kéo theo sự đầu tư về kho vận, Lalamove dành nguồn lực trực tiếp giải quyết, cải thiện các vấn đề mang tính gốc rễ chính là chất lượng của đối tác tài xế giao hàng. Hàng năm, chi phí Lalamove Việt Nam chi cho việc phát triển và vận hành liên quan đến tài xế chiếm khoảng 60% tổng chi phí.

Ban lãnh đạo Lalamove kỳ vọng họ sẽ tạo ra một môi trường làm việc tốt cho những shipper, chứ không đơn thuần là mối quan hệ đối tác lỏng lẻo như những hãng cung cấp dịch vụ di chuyển xe công nghệ khác.

Trước yêu cầu về đội ngũ tài xế "chuyên nghiệp" của Lalamove, câu hỏi được đặt ra là liệu hãng có chính sách và cơ chế tương xứng dành cho những shipper “ruột thịt”?

quyet khong dot tien vao khuyen mai lalamove dau voi cac dich vu giao hang cong nghe mau mat bang chat luong
Ông Nguyễn Đức Lợi, Giám đốc điều hành Lalamove Việt Nam. Ảnh: Tuệ An.

Hiện nay, Lalamove đang thu mức chiết khấu 20% đối với đối tác tài xế. Tuy nhiên, nếu so sánh với các hãng xe ôm công nghệ/ giao hàng công nghệ khác, mức chiết khấu này không "hấp dẫn".

Mức chiết khấu dành cho tài xế Grab thay đổi theo từng thời kỳ, nhưng cũng xoay quanh con số 20%. Ứng dụng FastGo áp dụng cách thu chiết khấu theo ngày khá độc lạ,và tính ra mức chiết khấu cao nhất chưa đến 7,5%. Mới gia nhập thị trường, Go-Viet miễn chiết khấu cho tài xế trong những tháng đầu tiên.

Tuy nhiên, bên cạnh chính sách chiết khấu, Lalamove cần đến những chính sách khác biệt để hiện thực hóa tham vọng thu hút và xây dựng một đội ngũ trong "nghề" shipper chuyên nghiệp.

Ra đời vào 2013 tại Hong Kong với tên gọi ban đầu là EasyVan, Lalamove đã triển khai dịch vụ tại 112 thành phố, thuộc 7 nước Châu Á.

Phân khúc mà Lalamove nhắm đến là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, bao gồm các hộ kinh doanh gia đình hay các chủ shop online (bán hàng trực tuyến). Hiện tại, Lalamove có hơn 200 đối tác chiến lược sử dụng dịch vụ như McDonald’s, Ikea, Shoppe, Burger King…

Ông Philippe Rambaud - Trưởng bộ phận phát triển thị trường Hà Nội - nhận định thị trường Việt Nam sẽ có hơn 50 triệu khách hàng mua sắm trực tuyến, tổng doanh thu từ ngành thương mại điện tử sẽ lên đến con số 50,2 tỉ đồng vào năm 2020. Đây là thị trường lớn đối với các hãng cung cấp dịch vụ giao – nhận tức thời như Lalamove.

Xem thêm

Tuệ An