|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Quyền sở hữu công nghiệp (Industrial property rights) là gì? Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp

16:35 | 04/08/2019
Chia sẻ
Quyền sở hữu công nghiệp (tiếng Anh: Industrial property rights) là quyền của doanh nghiệp đối với những sáng chế, sản phẩm, nhãn hiệu hàng hóa và bản quyền. Cũng như các sản phẩm trí tuệ khác, quyền sở hữu công nghiệp được pháp luật quy định và bảo hộ.

Quyền sở hữu công nghiệp (Industrial property rights) là gì? Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp - Ảnh 1.

Hình minh họa (Nguồn: Tirana Times).

Quyền sở hữu công nghiệp (Industrial property rights)

Quyền sở hữu công nghiệp – danh từ, trong tiếng Anh được dùng bởi cụm từ ghép Industrial property rights.

Theo Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2013, "Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa , bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh".

Sở hữu công nghiệp phải được hiểu theo nghĩa rộng nhất, không những chỉ áp dụng cho công nghiệp và thương mại theo đúng nghĩa của chúng mà cho cả các ngành sản xuất nông nghiệp, công nghiệp khai thác và tất cả các sản phẩm chế biến hoặc sản phẩm tự nhiên. (Theo baohothuonghieu.com)

Nội dung bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp

Đối tượng của bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp bao gồm quyền sở hữu của cá nhân, pháp nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lí và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.

Người nào sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp của người khác đang trong thời gian bảo hộ mà không xin phép chủ sở hữu các đối tượng này thì bị coi là xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp (trừ các trường hợp có qui định riêng) và tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử theo qui định của pháp luật.

Như vậy, bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp bao gồm ba nội dung:

- Thứ nhất là ban hành các qui định của pháp luật về quyền sở hữu công nghiệp;

- Thứ hai là cấp văn bằng bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp cho các chủ thể khác nhau khi đáp ứng các yêu cầu theo qui định (xác lập quyền);

- Thứ ba là bằng các phương thức, biện pháp khác nhau bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của chủ văn bằng (bảo vệ quyền). (Theo Bộ Khoa học và Công nghệ)

Xác lập quyền sở hữu công nghiệp

Theo Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2013, quyền sở hữu công nghiệp được xác lập như sau:

- Đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng luật định; đối với nhãn hiệu nổi tiếng, quyền sở hữu được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ;

- Đối với tên thương mại được xác lập trên cơ sở sử dụng hợp pháp tên thương mại đó;

- Đối với bí mật kinh doanh được xác lập trên cơ sở có được một cách hợp pháp bí mật kinh doanh và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó;

- Quyền chống cạnh tranh không lành mạnh được xác lập trên cơ sở hoạt động cạnh tranh trong kinh doanh.

Khai Hoan Chu