Ồ ạt mở rộng toàn cầu, WeWork lỗ gần 2 tỉ đô la
Thay vì lo lắng, các lãnh đạo WeWork vẫn tự tin cho rằng đó là dấu hiệu thể hiện tham vọng của công ty.
Adam Neumann, người đồng sáng lập kiêm Giám đốc điều hành WeWork, đang "đốt tiền" để giúp WeWork tăng trưởng nhanh chóng. Ảnh: allwork.space
Trong cuộc trả lời phỏng vấn qua điện thoại với tờ New York Times hôm 25-3, ông Artie Minson, Chủ tịch WeWork, nói: "Chúng tôi thừa khả năng điều tiết mức tăng trưởng và gặt hái lợi nhuận nhưng đây là lúc chúng tôi phải tiếp tục tăng tốc".
Đối với WeWork, một trong những thước đo quan trọng nhất đối với thành công của công ty này là tốc độ tăng trưởng phải cực nhanh dù điều này có nghĩa là công ty gánh chịu các mức lỗ lớn trước mắt.Trong cuộc trả lời phỏng vấn qua điện thoại với tờ New York Times hôm 25-3, ông Artie Minson, Chủ tịch WeWork, nói: “Chúng tôi thừa khả năng điều tiết mức tăng trưởng và gặt hái lợi nhuận nhưng đây là lúc chúng tôi phải tiếp tục tăng tốc”.
Michael Gross, Phó Chủ tịch WeWork, cho biết thêm: “Chúng tôi đang tiếp tục mở rộng kinh doanh, chứ không tìm cách tối đa hóa lợi nhuận trong một đến hai năm tới”.
Khởi đầu chỉ là một không gian làm việc chung ở Manhattan, New York cách đây tám năm, đến nay, WeWork đang có mức định giá 42 tỉ đô la và trở thành một trong những chủ quản lý bất động sản văn phòng lớn nhất trên thế giới.
Trong những năm qua, WeWork không ngại ngần “đốt tiền” chi tiêu để mở rộng sự hiện diện ở các thị trường mới khắp toàn cầu. Tuy nhiên chi phí để đổi lấy mức tăng trưởng doanh thu ấn tượng là quá lớn so với những ông lớn công nghệ khởi nghiệp khác.
Chẳng hạn Uber đang có mức định giá 120 tỉ đô la, lỗ 1,8 tỉ đô vào năm ngoái, cải thiện hơn so với mức lỗ 2,2 tỉ đô la vào năm 2017. Các công ty này lập luận rằng họ sẵn sàng cắn răng chịu lỗ nặng để tăng trưởng nhanh vì thiệt hại do tăng trưởng chậm cũng lớn không kém.
Các tham vọng của WeWork về việc thay đổi toàn diện không gian làm việc của thế giới đã thu hút sự hậu thuẫn tài chính từ các nhà đầu tư lắm tiền như Tập đoàn công nghệ SoftBank (Nhật Bản) vốn đang tin rằng WeWork đại diện cho tương lai của không gian làm việc.
Giờ đây, WeWork đang có 401.000 thành viên trả phí (bao gồm các doanh nghiệp) để thuê các chỗ ngồi tại 425 không gian làm việc chung của WeWork ở 100 thành phố của 27 quốc gia. Các thành viên này đang đóng góp 88% tổng doanh thu của WeWork.
Một không gian làm việc chung của WeWork ở TP. Đại Liên, Trung Quốc. Ảnh: WeWork
WeWork đang tiếp tục mở rộng lượng khách hàng doanh nghiệp bao gồm Amazon và PepsiCo, những công ty đang thuê không gian làm việc cho các chi nhánh của họ. Các thành viên doanh nghiệp đang chiếm gần 1/3 tổng lượng thành viên trả phí của WeWork. Bên cạnh đó, WeWork cũng đang chi nhiều hơn để gia tăng các tiện ích (cà phê, bia, trang thiết bị văn phòng, internet tốc độ cao...) cho các không gian làm việc.
Chủ tịch WeWork, Artie Minson, cho biết: “Chúng tôi có thể cung cấp cho khách hàng mọi thứ từ một chiếc bàn làm việc cho đến một văn phòng để làm trụ sở chính hay toàn bộ khu nhà”.
Các lãnh đạo WeWork cho rằng công ty vẫn đang vững mạnh về mặt tài chính với 6,6 tỉ đô la tiền mặt và vốn đầu tư đã cam kết. Trong đợt bán trái phiếu lần đầu tiên vào năm ngoái, WeWork thu về 702 triệu đô la.
Phó Chủ tịch WeWork, Michael Gross, nói công ty có thể phát hành thêm trái phiếu hoặc tiếp nhận thêm đầu tư nếu cần thiết.
Nhiều chuyên gia kinh tế lo ngại cho rằng WeWork có thể chịu tổn thương nếu suy thoái kinh tế xảy ra, đặc biệt là nguy cơ bị kẹt trong các hợp đồng thuê dài hạn các địa điểm làm việc. Song Chủ tịch WeWork, Artie Minson, lập luận rằng nếu kinh tế toàn cầu bất ổn, công ty sẽ thu hút nhiều khách hàng doanh nghiệp hơn vì họ muốn tìm đến các không gian văn phòng diện tích nhỏ, giá rẻ.
WeWork ghi nhận tỷ suất sử dụng các không gian làm việc chung của công ty trong quí cuối năm ngoái giảm về mức 80% so với mức 84% trong quí 3-2018. Trong khi đó, doanh thu trung bình trên mỗi thành viên trả phí, một thước đo khác được WeWork giám sát chặt chẽ, tiếp tục giảm về mức 6.360 đô la/năm, giảm 13,5% so với hồi đầu năm 2016.
WeWork giải thích rằng tỷ suất sử dụng giảm vì tốc độ mở rộng không gian làm việc chung tăng nhanh vào cuối năm ngoái và các văn phòng mới chỉ đạt tỷ suất sử dụng tối ưu sau 18 tháng hoạt động.
Hôm 13-3, WeWork chính thức khai trương không gian làm việc chung đầu tiên của công ty này tại Việt Nam gồm bốn tầng trong tòa nhà E.Town Central (quận 4, TP HCM). Đây cũng là địa điểm có diện tích lớn nhất của WeWork tại Đông Nam Á.
Sau địa điểm này, WeWork muốn mở thêm nhiều địa điểm khác tại TPHCM và các thành phố khác, trong bối cảnh thị trường văn phòng tại hai thành phố lớn của Việt Nam là TPHCM và Hà Nội đang khan hiếm mặt bằng cho thuê.
Sự xuất hiệp của startup tỉ đô WeWork hứa hẹn sẽ tạo ra cuộc cạnh tranh sôi động trên thị trường không gian làm việc chung ở Việt Nam. Theo ghi nhận CBRE Việt Nam, tính đến tháng 4-2018, có tổng cộng 19 không gian làm việc chung ở Hà Nội và 15 không gian làm việc chung ở TPHCM thuộc 23 đơn vị điều hành, trong đó có 2 đơn vị điều hành đến từ nước ngoài.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/