|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Những sai lầm nghiêm trọng khiến Italy phải trả giá đắt vì dịch COVID-19

07:56 | 18/03/2020
Chia sẻ
Italy đã mắc phải một số sai lầm trong cuộc chiến chống COVID-19, khiến nước này rơi vào tình trạng khủng hoảng do dịch bệnh.

3 tuần cách đây, Italy mới chỉ có 3 trường hợp nhiễm virus SARS-CoV-2. Một tuần sau đó số người nhiễm tăng lên 231 và bây giờ các con số đang gia tăng “chóng mặt”. 

Tính đến ngày 17/3, Italy đã ghi nhận 27.980 ca nhiễm và 2.158 ca tử vong, theo dữ liệu từ Worldometers. Mọi chuyện diễn ra “quá nhanh, quá nguy hiểm” và tình hình tại Italy dường như đã mất kiểm soát.

Những sai lầm nghiêm trọng khiến Italy phải trả giá đắt vì dịch COVID-19 - Ảnh 1.

Italy ban hành lệnh phong tỏa trên cả nước (Ảnh: Getty).

Nhiều ý kiến cho rằng Italy đã phản ứng quá chậm và điều đó tạo điều kiện cho virus SARS-CoV-2 “ăn sâu bám rễ” trong lòng đất nước. Nhưng thực tế, Italy là quốc gia đầu tiên ở châu Âu cấm các chuyến bay từ Trung Quốc. 

Tuần trước, nước này cũng tiên phong áp đặt các biện pháp y tế quyết liệt, ban hành lệnh phong tỏa 60 triệu dân, cấm việc di chuyển không cần thiết để ngăn chặn Covid-19. 

Cho đến nay, chưa một chính phủ phương Tây nào thực hiện biện pháp mạnh mẽ như vậy. Vậy điều gì đã khiến virus SARS-CoV-2 “phát nổ như một quả bom” tại Italy?

Người dân Italy đã quá chủ quan?

Khi các phương tiện truyền thông Italy bắt đầu đưa tin về việc gia tăng số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 trong cộng đồng, giống như nhiều công dân Italy khác, anh Olmo Parenti – một nhà làm phim trẻ, đã không quan tâm đến mối đe dọa của đại dịch. 

“Tôi và nhiều bạn bè đã chế giễu những người cho đây là vấn đề nghiêm trọng ngay từ đầu”. Một nữ công dân khác thì thừa nhận rằng cô thường xuyên chê cười những người đeo khẩu trang: “Kịch bản tồi tệ nhất ư? Đó chính xác là những gì sẽ xảy ra”, cô nói.

Chỉ vài ngày sau đó Parenti cảm thấy anh đang sống trong một thế giới khác. Số lượng các trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 đã gia tăng đột biến. Cả đất nước ngừng hoạt động. Nền kinh tế bị tê liệt. 

Các bệnh viện tràn ngập bệnh nhân Covid-19. Số lượng bệnh nhân nhiều đến nỗi nhân viên y tế buộc phải đưa ra quyết định đau lòng: Những người nào có cơ hội sống sót cao hơn sẽ được ưu tiên chữa trị.

Parenti và bạn bè của anh thực sự hối hận vì họ đã quá chủ quan đối với tình hình dịch bệnh – một yếu tố mà có lẽ đã góp phần khiến virus lan rộng. “Đây là một bài học kinh nghiệm. Bạn có thể học hỏi từ những sai lầm của chúng tôi và đừng đánh giá thấp dịch bệnh”, Parenti chia sẻ.

“Những gì xảy ra cho thấy chính phủ đã thực hiện chưa đủ trong việc ban hành những thông báo khẩn kêu gọi người dân thay đổi thói quen tương tác xã hội. Và khi dịch bệnh đã trở nên mất kiểm soát thì đã quá muộn. 

Trước đó tôi và nhiều người Italy không nhận thấy sự cần thiết phải thay đổi thói quen đối với một mối đe dọa mà chúng tôi không thể thấy được”, bác sỹ này cho biết thêm.

Phải mất vài tuần sau khi phát hiện trường hợp nhiễm virus SARS-CoV-2 đầu tiên, người dân Italy mới nhận ra rằng việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa nghiêm túc là cần thiết.

Theo một số nhà khoa học, Italy đi trước Tây Ban Nha, Đức, Pháp khoảng 10 ngày trong tiến trình dịch bệnh, và đi trước Anh, Mỹ từ 13 đến 16 ngày. Điều đó có nghĩa là các quốc gia nói trên vẫn còn cơ hội thực hiện những biện pháp kiểm soát tình hình.

Trong một thông điệp trên trang Facebook cá nhân gửi đến người Mỹ và người dân ở các nước, Cristina Higgins sống tại Bergamo, Italy cho biết: “Bạn có cơ hội tạo ra sự khác biệt và ngăn chặn dịch bệnh lây lan tại đất nước của các bạn. 

Hãy làm việc ở nhà, hủy bỏ các buổi tụ tập. Hãy làm bất cứ điều gì có thể để ngăn chặn virus SARS-CoV-2 lan rộng trong cộng đồng”.

Không tiến hành xét nghiệm rộng rãi

Theo CNN, xét nghiệm virus SARS-CoV-2  được biết đến là phương thức hiệu quả làm giảm nguy cơ lây nhiễm. Việc tăng cường xét nghiệm sẽ giúp phát hiện sớm và xử lý nhanh các ổ dịch. 

Nhiều chuyên gia y tế đã liên kết việc xét nghiệm rộng rãi với việc thống kê số người qua khỏi đại dịch Covid-19. Sự liên kết này là hợp lý khi xem xét tình hình tại hai quốc gia có sự bùng phát dịch bệnh nghiêm trọng là Hàn Quốc và Italy.

Tại Hàn Quốc, tỷ lệ xét nghiệm khá cao, 3.692 xét nghiệm trên 1 triệu dân, tính đến ngày 8/3, và tỉ lệ tử vong trong số những người nhiễm bệnh khá thấp (khoảng 0,6%). 

Thực chất, Hàn Quốc đã sử dụng chiến lược phối hợp giữa chủ trương xét nghiệm quy mô lớn với việc tuyên truyền và thông tin. Kể cả người thân của những ca dương tính cũng được tìm kiếm và đưa đi xét nghiệm.

Ngược lại, Italy chỉ làm xét nghiệm cho khoảng 826 người/ 1 triệu dân và tỷ lệ tử vong trong số những người bị chẩn đoán nhiễm bệnh cao hơn gấp 10 lần.

Vì không tiến hành xét nghiệm rộng rãi nên Italy có lẽ đã không phát hiện ra những trường hợp mắc Covid-19 ở thể nhẹ. 

Chúng ta có lẽ không biết có bao nhiêu trường hợp đã thực sự bị nhiễm bệnh”, chuyên gia dịch tễ học tại Đại học Y tế Công cộng Temple Krys Johnson nói. Những người có triệu chứng nhẹ hơn hoặc những người trẻ hơn có thể đã không được xét nghiệm.

Để xảy ra tình trạng tắc nghẽn trong bệnh viện

Trong bài viết đăng tải trên Euobserver, cây bút Valentina Saini cho rằng một sai lầm nữa mà Italy mắc phải là để xảy ra tình trạng tắc nghẽn trong các bệnh viện. 

Theo nhà phân tích này, các quốc gia châu Âu khác nên khuyến khích những người dương tính với virus SARS-CoV-2 không xuất hiện triệu chứng hoặc có ít triệu chứng nên tự cách ly và điều trị ở nhà nhiều nhất có thể.

Nếu không các bệnh viện sẽ quá tải và trở thành ổ dịch khiến virus lây lan, dẫn đến nguy cơ lây nhiễm cho cả nhân viên y tế.

Hiện nay, tình hình tại các bệnh viện ở Italy, đặc biệt là tại Lombardy rất nghiêm trọng, không có đủ khẩu trang và máy thở. Khi các nhân viên y tế đang trở nên kiệt sức, các bệnh viện mới tìm cách giảm bớt áp lực cho họ. 

Theo nhà phân tích Valentina Saini, một trong những bài học rút ra ở đây là hãy dừng tất cả các hoạt động không cần thiết trong bệnh viện, chẳng hạn như phẫu thuật thẩm mỹ.

Để hỗ trợ hệ thống y tế, chính phủ Italy đã tuyên bố điều động các nhân viên y tế trong quân đội, đồng thời thành lập 2 bệnh viện dã chiến do quân đội điều hành. Đây là sự huy động lớn chưa từng có trong lịch sử Italy sau năm 1945.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Hồng Anh

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.