|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Những điều cần làm để có tâm lý sẵn sàng khi tiêm phòng vắc xin COVID-19

08:40 | 02/07/2021
Chia sẻ
Hiểu rõ thông tin về vắc xin, những trường hợp phản ứng sau tiêm và các cách bảo vệ sức khoẻ sẽ giúp bạn có tâm lý sẵn sàng khi tiêm vắc xin phòng COVID-19.

Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 đang được mở rộng tại nhiều tỉnh thành, nhất là khi dự kiến vào quý III này sẽ có khoảng 30 triệu liều vắc xin về Việt Nam, chủ yếu là hai loại AstraZeneca và Pfizer.

Để chuẩn bị tư thế sẵn sàng trước khi tiêm vắc xin, bản thân người tiềm nên cần tìm hiểu rõ thông tin về loại vắc xin mà mình dự kiến sẽ được tiêm về tỷ lệ hiệu lực, thời gian hiệu lực, các phản ứng phụ có thể có.

Đồng thời, cần xác định kỹ về sức khoẻ xem mình có thuộc đối tượng bị bệnh nền hay tiền sử dị ứng hay không. Các thông tin này sẽ được kiểm tra trong quá trình sàng lọc trước tiêm. Một số đối tượng trong các trường hợp này sẽ không được khuyến cáo tiêm vắc xin hoặc khi tiêm sẽ gây phản ứng phức tạp hơn người khác.

Các chuyên gia khuyên không nên dùng các thuốc giảm đau không kê đơn như ibuprofen hay non-steroide ngay trước khi tiêm vắc xin COVID-19 vì chúng có thể làm giảm hiệu quả của vắc xin.

Những việc cần lưu ý khi đi tiêm phòng COVID-19

Theo VNVC, trước khi tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19, người được tiêm phòng cần lưu ý chuẩn bị những việc sau:

Chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết như CMND/CCCD hoặc thẻ bảo hiểm y tế, phiếu tiêm các vắc xin khác, sổ khám bệnh, đơn thuốc,… sử dụng trong thời gian gần đây. 

Trong ngày đến tiêm chủng, khai báo y tế trước khi đến trung tâm, chuẩn bị khẩu trang, tuân thủ thông điệp 5K, ăn uống đầy đủ. Tải ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử trên điện thoại thông minh và khai báo thông tin cần thiết.

Người được tiêm chủng cần chủ động thông báo cho cán bộ y tế những thông tin liên quan đến sức khỏe cá nhân như: Tình trạng sức khỏe hiện tại; Các bệnh mãn tính đang được điều trị; Các thuốc và liệu trình điều trị được sử dụng gần đây. Tiền sử dị ứng hoặc phản vệ của bản thân với bất kỳ tác nhân nào. Trong lần tiêm thứ 2, nên thông báo cho cán bộ y tế các phản ứng sau lần tiêm vắc xin trước.

Người được tiêm vắc xin thông báo tình trạng nhiễm virus hoặc mắc COVID-19 (nếu có), các loại vắc xin được tiêm hoặc uống trong vòng 14 ngày gần nhất. Tình trạng mang thai hoặc nuôi con cho con bú. 

Ngoài ra, người được tiêm phòng nên chủ động tìm hiểu và đưa ra câu hỏi với cán bộ y tế: Thông tin liên quan đến vắc xin phòng COVID-19 sắp được tiêm và lịch tiêm mũi tiếp theo; Các phản ứng sau tiêm có thể xuất hiện và cách xử trí. Cơ sở y tế và số điện thoại liên hệ trong trường hợp cần thiết.

Những phản ứng sau khi tiêm vắc xin phòng COVID-19

Sau khi tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19, người được tiêm chủng nên ở lại điểm tiêm phòng 30 phút sau khi tiêm để cán bộ y tế theo dõi, phát hiện và xử trí kịp thời nếu có các phản ứng xảy ra sau tiêm.

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, người được tiêm vắc xin sau khi về nhà chủ động theo dõi sát sức khoẻ trong 7 ngày đầu tiên và tiếp tục theo dõi 3 tuần sau khi tiêm. Một số dấu hiệu thông thường sau khi tiêm phòng như sốt, mệt mỏi, đau đầu, ớn lạnh, đau cơ, đau khớp, tăng cảm giác đau, ngứa, sưng đỏ, đai tại chỗ tiêm, bồn chồn… là những phản ứng thông thường sau tiêm và cho biết cơ thể đang tạo miễn dịch phòng COVID-19.

Những điều cần làm để có tâm lý sẵn sàng khi tiêm phòng vắc xin COVID-19 - Ảnh 2.

Ảnh minh hoạ: BV Nhi trung ương.

Các phản ứng nghiêm trọng xuất hiện trong vòng vài giờ hoặc ngày đầu sau khi tiêm phòng, bao gồm: 

Toàn thân: mạch yếu, chóng mặt, choáng hoặc xây xẩm, cảm giác muốn ngã, tay chân co quắp,…; 

Đường hô hấp: thở dốc, khò khè, thở rít, khó thở, cảm giác nghẹt thở, ho,…; 

Ở miệng: tê quanh môi, và/hoặc lưỡi,…; 

Ở da: phát ban, môi mẩn đỏ, tím tái hoặc đỏ da,…; 

Ở họng: ngứa, căng cứng, tắc nghẹn, khàn đặc,…; 

Đường tiêu hoá: nôn, tiêu chảy, đau quặn bụng,…

Dấu hiệu thông thường diễn biến nặng lên: Sốt cao trên 39 độ C; sưng đỏ lan rộng tại chỗ tiêm, đau cơ dữ dôi; tăng huyết áp, hoặc tụt huyết áp,… 

Nếu có các dấu hiệu nghiêm trọng hoặc bất thường sau tiêm, người tiêm vắc xin nên đến ngay các cơ sở y tế để được các bác sĩ theo dõi và xử lý kịp thời.

Chế độ dinh dưỡng trước và sau tiêm vắc xin

Tất cả loại vắc xin phòng COVID-19 đều đã được thử nghiệm trên những người có chế độ ăn uống bình thường, điều này có nghĩa là vắc xin đã được chứng minh có hiệu quả mà không cần bất kỳ chế độ dinh dưỡng đặc biệt nào. Tuy nhiên, người đi tiêm nên lưu ý một số điểm sau:

Bù đủ nước cho cơ thể: Nước không chỉ quan trọng đối với sức khỏe hằng ngày mà còn có thể kiểm soát hoặc thậm chí ngăn ngừa sự khó chịu do vắc xin COVID-19 gây ra.

Người được tiêm chủng nên tránh uống rượu trước và sau khi tiêm vắc xin. CDC và các chuyên gia đặc biệt cảnh báo, người tiêm vắc xin nên tránh uống rượu trước và sau khi chủng ngừa vì rượu có khả năng ức chế hệ thống miễn dịch, có thể khiến cơ thể mất nước. Tốt nhất, nên kiêng uống rượu trong vòng một ngày hoặc lâu hơn sau khi chủng ngừa.

Bên cạnh đó, rượu còn làm suy yếu khả năng chống nhiễm trùng của cơ thể, tăng nguy cơ biến chứng và có thể gây khó khăn trong công tác phân biệt phản ứng của rượu và phản ứng của vắc xin.

Ngoài ra, rượu bia được chứng minh là chất làm căng thẳng hệ miễn dịch. Cụ thể, rượu có thể giúp người uống ngủ nhanh hơn nhưng lại gây rối loạn giấc ngủ, ảnh hưởng không tốt đến chất lượng và thời lượng giấc ngủ tổng thể, tác nhân gây rối loạn chức năng miễn dịch tối ưu.

Hiện nay, có nhiều loại vắc xin COVID-19, một số người có tâm lý lựa chọn và chờ đợi vắc xin mình mong muốn. Các chuyên gia y tế khuyến cáo, nên chủng ngừa càng sớm càng tốt với bất kỳ loại vắc xin nào có sẵn tại địa phương. Càng sớm tạo miễn dịch cộng đồng, càng bảo đảm an toàn khi bạn sống chung với dịch.

Cần tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng ngừa như rửa tay, đeo khẩu trang và giãn cách xã hội, vì bạn không được bảo vệ đầy đủ ngay sau khi tiêm vắc xin.

Như Ngọc

Vì sao Mỹ chật vật với lạm phát hơn châu Âu?
Lạm phát có thể đã giảm mạnh từ các mức cao nhất hàng chục năm qua ở cả hai bờ Đại Tây Dương, nhưng tiến triển ở Mỹ đã chững lại, khiến Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) hiện được dự đoán sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất chậm hơn nhiều so với Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).