|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Nhìn từ cuộc khủng hoảng của Đông Âu, VPBank không ngại bị 'dìm' khi tín dụng tiêu dùng là động lực tăng trưởng

09:00 | 20/03/2018
Chia sẻ
Chủ tịch VPBank Ngô Chí Dũng thể hiện sự tin tưởng vào các chuyên gia trong quản trị rủi ro ở FE Credit, vốn đều là những người đã trải qua khủng hoảng ở Đông Âu, Malaysia hay Ấn Độ, biết cách chống đỡ tốt nhất vì họ đã nhìn trước được vấn đề này.
nhin tu cuoc khung hoang cua dong au vpbank khong ngai bi dim khi tin dung tieu dung la dong luc tang truong ĐHĐCĐ VPBank: Room ngoại sau khi tăng vốn có thể lên tới 11%
nhin tu cuoc khung hoang cua dong au vpbank khong ngai bi dim khi tin dung tieu dung la dong luc tang truong FE Credit được phép mở 8 văn phòng đại diện trên cả nước
nhin tu cuoc khung hoang cua dong au vpbank khong ngai bi dim khi tin dung tieu dung la dong luc tang truong Người nhà Chủ tịch và Phó Chủ tịch VPBank đăng ký mua hơn 145 triệu cổ phiếu

FE Credit – nước cờ đánh trận của VPBank

Theo Tổng Giám đốc VPBank Nguyễn Đức Vinh, FE Credit tiếp tục là động lực tạo ra sự tăng trưởng doanh thu trong vòng 5 năm tới cho ngân hàng.

Năm 2018, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank - Mã:VPB) đặt ra kế hoạch lợi nhuận hợp nhất trước thuế tăng trưởng 33%, đạt 10.800 tỷ đồng. Trong đó, phần đóng góp của FE Credit và VPBank xấp xỉ nhau, khoảng 51-52% đối với FE Credit và 48-49% đối với ngân hàng.

Ngân hàng cũng đặt mục tiêu tăng trưởng 30% - 35% đối với công ty tài chính FE Credit trong năm 2018. FE Credit được VPBank kỳ vọng tiếp tục là con cưng làm ra tiền cho ngân hàng.

Trong 5 năm vừa qua, lợi nhuận của VPBank đến chủ yếu từ hai nguồn. Nguồn thứ nhất đến từ hoạt động truyền thống của một ngân hàng, với các dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp, ngân hàng thương mại và các dịch vụ ngân hàng bán lẻ ở tầm trung (phân khúc có thu nhập ổn định, ít có rủi ro). Nguồn thu thứ hai, với dòng lợi nhuận chảy về từ năm 2014 của Công ty Tài Chính TNHH MTV Ngân Hàng Việt Nam Thịnh Vượng (FE Credit).

Năm 2017, tổng số cho vay FE Credit là 45.000 tỷ đồng trên tổng số dư nợ của ngân hàng là 160.000 tỷ. Tỷ trọng cho vay của “con cưng” FE Credit chỉ chiếm khoảng 25% nhưng tạo ra đến 50% lợi nhuận hợp nhất cho VPBank.

nhin tu cuoc khung hoang cua dong au vpbank khong ngai bi dim khi tin dung tieu dung la dong luc tang truong
Hình minh họa.

Ông Nguyễn Đức Vinh cho biết, VPBank sẽ thực hiện chiến lược ngân hàng bán lẻ (Retail banking) với nhóm khách hàng trên đại chúng có mức thu nhập trung bình, khá (Affluent Banking). Cộng đồng được lãnh đạo VPBank đánh giá rằng sẽ tăng trưởng trong thời gian tới với sự phát triển của nền kinh tế khi thu nhập đầu người của Việt Nam tăng lên khoảng trên dưới 3.000 USD vào năm 2020.

Trên thực tế, phân khúc này đều đang có sự canh tranh khá khốc liệt giữa các ngân hàng. VPbank dự kiến sẽ phát triển Affluent banking với một chi nhánh mới, đây sẽ là phân khúc tạo ra nguồn huy động lớn cho VPBank trong tương lai.

Mũi nhọn thứ hai trong kế hoạch 5 năm là hướng đến nhóm khách hàng đại chúng. Năm 2017, số lượng khách hàng của riêng ngân hàng VPBank là 2,8 triệu và với công ty tài chính (FE Credit) là trên dưới 5 triệu người. Phân khúc này sẽ tiếp tục mở rộng, đóng góp lớn cho ngân hàng thông qua các sản phẩm: huy động, thanh toán, đặc biệt là cho vay tiêu dùng và thẻ tín dụng.

FE Credit ngoài việc tiếp tục vận hành với quy mô cho vay nhỏ, lẻ như trước đây thì từ năm 2017 đã chuyển sang cho vay thông qua thẻ tín dụng song song với mô hình cho vay này, giúp tiết kiệm được chi phí vận hành. Sau khoảng 1 năm rưỡi phát hành, FE Credit đã có hơn 500.000 thẻ tín dụng.

Chủ tịch Ngô Chí Dũng: Sự nguy hiểm đến khi một người vay ở nhiều hơn hai ngân hàng và khả năng chi trả đến giới hạn

Ở Việt Nam, hiện nay có 12 công ty tài chính hoạt động cho vay tiêu dùng. Bên cạnh đó, nếu hiểu theo khái niệm rộng, các ngân hàng cũng đang cho vay tiêu dùng, điển hình là các khoản cho vay mua nhà. Nếu so sánh trong phân khúc cho vay có rủi ro cao tại Việt Nam, chủ yếu là các công ty tài chính, thị phần của FE Credit – con cưng làm ra tiền của VPBank chiếm khoảng 50%.

Nhiều người lo ngại đòn bẩy tăng trưởng đến từ tín dụng tiêu dùng có thể đập ngược lại chính ngân hàng khi tình hình nền kinh tế trở nên xấu đi. Chiếm một nửa lợi nhuận của VPBank là từ FE Credit, mảng kinh doanh tín dụng tiêu dùng không có tài sản đảm bảo. Nhiều người tò mò về phương án VPBank quản trị rủi ro, thu hồi nợ khi nền kinh tế có biến động xảy ra.

nhin tu cuoc khung hoang cua dong au vpbank khong ngai bi dim khi tin dung tieu dung la dong luc tang truong Lời giải cho bài toán quản trị rủi ro trước ‘mỏ vàng’ cho vay tiêu dùng của VPBank
nhin tu cuoc khung hoang cua dong au vpbank khong ngai bi dim khi tin dung tieu dung la dong luc tang truong FE Credit đã phát triển 'thần tốc' như thế nào trong 3 năm qua?
nhin tu cuoc khung hoang cua dong au vpbank khong ngai bi dim khi tin dung tieu dung la dong luc tang truong
Ông Ngô Chí Dũng, Chủ tịch HĐQT VPBank.

Phản hồi về những lo ngại này, VPBank xác định rõ vị thế kinh doanh phân khúc rủi ro nhất trên thị trường. Tuy nhiên, phân khúc này không phải là điều gì mới lạ nếu nhìn vào thế giới, khi mô hình tín dụng tiêu dùng đáp ứng đại bộ phận công chúng đã trở nên rất phổ biến. Trên thực tế, mô hình này đã gặp phải những giai đoạn khủng hoảng khi thị trường có quá nhiều công ty tài chính tiêu dùng và các điều kiện cho vay tiêu dùng không được kiểm soát.

Nhìn thấy từ các nước Đông Âu, Ấn Độ và các nước đi trước, khi nền kinh tế đi xuống, Chủ tịch VPBank, ông Ngô Chí Dũng cho rằng sự nguy hiểm đến khi một người vay ở nhiều hơn hai ngân hàng và khả năng chi trả đến giới hạn.

Ở Việt Nam, tỷ lệ người vay tiêu dùng còn rất thấp (dưới 30%) và khả năng chi trả hãy còn đang cao. Xác định các con số chính xác về cho vay tiêu dùng là không hề dễ, và chưa có con số chính thức nào. Tuy nhiên, theo ông Dũng, rất nhiều phân tích kinh tế cho rằng tín dụng tiêu dùng có thể chiếm tới 10% GDP của một quốc gia. Ở Việt Nam, tỷ lệ này rất còn thấp.

Tín dụng tiêu dùng mới chỉ bắt đầu hành trình đường xa

Cho vay tín dụng tiêu dùng vốn ai cũng biết là việc dễ làm và gánh rủi ro cao, điểm quan trọng nhất là vận hành hệ thống chấm điểm, nhắc nợ, thu hồi nợ, hệ thống quản trị rủi ro như thế nào. Ông Dũng tin tưởng vào các chuyên gia trong quản trị rủi ro ở FE Credit, vốn đều là những người đã trải qua khủng hoảng ở Đông Âu, Malaysia hay Ấn Độ, biết cách chống đỡ tốt nhất vì họ đã nhìn trước được vấn đề này.

Bên cạnh đó, cũng theo nhận định từ lãnh đạo VPBank, nền kinh tế vĩ mô sẽ tiếp tục ổn định và tích cực trong những năm tới, tạo điều kiện thuận lợi cho tín dụng tiêu dùng tiếp tục phát triển.

Vị Chủ tịch VPBank cũng chia sẻ, nhiều nhà đầu tư trao đổi với ông cho rằng hành trình phát triển tín dụng tiêu dùng ở Việt Nam mới chỉ là bước khởi đầu. Theo dự đoán của World bank, trong 20 – 30 năm tới, tín dụng tiêu dùng ở Việt Nam sẽ tăng trưởng đều khoảng 5%/năm. Đấy là những số liệu lạc quan cho thấy VPbank đang trên con đường hẵng còn dài, và đây là chỉ là những bước đầu của một hành trình dù rủi ro những hấp dẫn.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Tuệ An

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.