|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

ĐHĐCĐ VPBank: Room ngoại sau khi tăng vốn có thể lên tới 11%

14:15 | 19/03/2018
Chia sẻ
Năm 2018, VPBank đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế 10.800 tỷ đồng, chi đậm cổ tức với tỷ lệ tương đương 68% vốn cổ phần cổ thông hiện tại, cùng với loạt phương án tăng vốn điều lệ lên gần 27.800 tỷ đồng.
 
dhdcd vpbank room ngoai sau khi tang von co the len toi 11 Kế hoạch tăng vốn lên gần 27.800 tỷ đồng của VPBank có gì?
dhdcd vpbank room ngoai sau khi tang von co the len toi 11 [Infographic]: 6 trên 10 nữ tỷ phú trên sàn chứng khoán là cổ đông của VPBank
dhdcd vpbank room ngoai sau khi tang von co the len toi 11 Cổ phiếu VPBank chính thức được cấp margin

Cần tận dụng thời cơ năm 2018 để tăng vốn khi thị trường chứng khoán đang rất tốt

Chiều nay (19/3), Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh vượng (VPBank - Mã: VPB) tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên 2018. Trong đó đáng chú ý là kế hoạch tăng vốn điều lệ thêm 12.000 tỷ đồng, lên gần 27.800 tỷ đồng.

Ông Ngô Chí Dũng - Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng cho biết, nếu đạt được chỉ tiêu năm 2018, Ngân hàng dự kiến chia cổ tức và cổ phiếu thưởng 2019 với tỷ lệ trên 60%.

Chia sẻ về kế hoạch phát hành cổ phiếu riêng lẻ cho nhà đầu tư trong và ngoài nước với tỷ lệ tối đa 15%, ông Ngô Chí Dũng cho biết cuối năm 2017, vốn của ngân hàng đã là 29.000 tỷ đồng. Nếu phát hành tăng vốn, hệ số CAR của VPBank sẽ đạt 18%. Tuy VPBank không phải là một trong 10 ngân hàng mà NHNN yêu cầu đáp ứng tiêu chuẩn Basel II nhưng VPBank tự đặt ra yêu cầu cho chính ngân hàng.

Việc tăng vốn điều lệ nhằm đảm bảo chỉ số tài chính, và hơn nữa 2018 là thời điểm thích hợp để huy động vốn khi thị trường chứng khoán đang rất tốt. Theo ông Dũng, cần tận dụng thời điểm này vì nó có thể đi qua mà không trở lại.

Thêm vào đó, ông Dũng cũng chia sẻ room ngoại sau khi thực hiện tăng vốn có thể lên tới 11% và mức giá kỳ vọng sẽ cao hơn rất nhiều so với mức giá mà cổ phiếu VPB đang được giao dịch trên thị trường hiện nay. Dự kiến, cuối quý II/2018 hoặc muộn nhất là vào quý III/2018, VPBank sẽ phát hành số cổ phiếu riêng lẻ này.

Dự kiến ra mắt VPDirect vào tháng 4/2018

Ông Nguyễn Đức Vinh – Tổng Giám đốc VPBank nhận định năm 2017, VPBank đối mặt với nhiều thách thức với sự xâm nhập với các công ty tài chính, làm cho các cuộc cạnh tranh khốc liệt hơn.

VPBank là ngân hàng cho vay tín chấp đầu tiên, và cũng chấp nhận rủi ro cao hơn so với thị trường. Ngoài công ty tài chính tiêu dùng đầu tiên Home Credit, tại VPBank còn có các sản phẩm cho vay tín chấp, tín dụng với khách hàng cá nhân 21%, trong khi hạn mức ngân hàng là 25%.

Ông Vinh cũng cho biết thêm, CommCredit (tín dụng tiểu thương) tiến hành từ năm 2015, vẫn chưa có lãi trong những năm qua, nhưng dự kiến hoà vốn vào 2018.

Đối với mảng ngân hàng số, năm qua VPBank huy động được 10.000 tỷ đồng, chiếm 41% tổng huy động của ngân hàng. Bên cạnh đó, có 42.000 khoản vay thực hiện thông qua ngân hàng số, trong đó hơn 30.000 thẻ tín dụng đã được phát hành.

Với tham vọng xây dựng trên nền tảng ngân hàng số, VPbank dự kiến ra mắt VPDirect vào tháng 4/2018, ông Vinh chia sẻ.

Bên cạnh đó, năm 2018, VPBank đặt kế hoạch tăng trưởng cho FE Credit, mảng tín dụng tiêu dùng của ngân hàng khoảng 30%.

dhdcd vpbank room ngoai sau khi tang von co the len toi 11
ĐHĐCĐ thường niên 2018 VPBank chiều 19/3. (Ảnh: Tuệ An).

Trước Đại hội

Mục tiêu lợi nhuận trước thuế 10.800 tỷ đồng

Năm 2018, VPBank đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế 10.800 tỷ đồng, tăng trưởng 33% so với năm 2017. Tổng tài sản dự kiến trên 359.400 tỷ đồng, tăng 29%. Huy động vốn trên 241.600 tỷ đồng và dư nợ cấp tín dụng 243.320 tỷ đồng. Tỷ lê nợ xấu dưới 3%.

Trong năm 2018, VPbank chia cổ tức và cổ phiếu thưởng từ quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ là 4.679 tỷ đồng (tương đương tỷ lệ chia 31,25% trên tổng số vốn cổ phần phổ thông hiện nay). Bên cạnh đó, các cổ đông sở hữu cổ phần phổ thông còn được chia cổ phiếu thưởng từ nguồn thặng dư vốn là 4.577 tỷ đồng (tương đương tỷ lệ chia 32% trên tổng số vốn cổ phần phổ thông hiện nay).

Cổ đông sở hữu cổ phần phổ thông còn có cơ hội nhận cổ phiếu thưởng từ nguồn cổ phiếu quỹ sau khi VPBank thực hiện mua các cổ phần ưu đãi cổ tức làm cổ phiếu quỹ (tương đương tỷ lệ chia 4,9% trên tổng số vốn cổ phần phổ thông hiện nay).

Như vậy, tổng tỷ lệ chia cổ tức, cổ phiếu thưởng từ các nguồn trên so với tổng nguồn cổ phần phổ thông hiện nay tương đương 67%.

Loạt phương án tăng vốn điều lệ lên gần 27.800 tỷ đồng

Tại đại hội lần này, VPBank sẽ trình cổ đông kế hoạch tăng vốn điều lệ từ 15.700 lên gần 27.800 tỷ đồng thông qua 5 đợt phát hành gồm chia cổ tức bằng cổ phiếu, cổ phiếu thưởng, cổ phiếu cho nhân viên (ESOP), cổ phiếu riêng lẻ cho nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Đợt 1 dự kiến vào quý II/2018 thông qua việc phát hành cổ phiếu trả cổ tức và cổ phiếu thưởng. Tổng mức chia là khoảng 31,25%/tổng số cổ phần phổ thông tại thời điểm chốt danh sách.

Đợt 2 VPBank phát hành cổ phiếu ESOP cũng trong quý II, tổng mệnh giá cổ phần là gần 337 tỷ đồng, tương đương 4,14% lợi nhuận trước thuế hợp nhất năm 2017.

Đợt 3 dự kiến vào quý III/2018, VPBank mua lại 73 triệu cổ phần ưu đãi cổ tức hiện nay thành cổ phiếu quỹ và sử dụng cổ phiếu quỹ để chia cổ phiếu thưởng cho cổ đông. Nguồn vốn sử dụng được lấy từ thặng dư vốn cổ phần (1.287 tỷ đồng) và quỹ đầu tư phát triển (1.201 tỷ đồng).

Đợt 4, VPBank phát hành riêng lẻ cho nhà đầu tư trong và ngoài nước với lượng chào bán tối đa 15% tổng số cổ phần phổ thông tại thời điểm thực hiện phát hành.

Đợt 5 vào quý IV/2018, thông qua việc chia cổ phiếu thưởng từ 4.577 tỷ đồng vốn thặng dư của đợt phát hành cổ phiếu riêng lẻ năm 2017.

Tuệ An