Cho vay tiêu dùng đã đạt hơn 3 triệu tỷ đồng, tương đương khoảng 21% dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế. Mức tăng trưởng ước tính khoản 4% so với cuối năm 2023.
Trong bối cảnh nhu cầu tín dụng yếu, các ngân hàng đang tìm mọi cách thay đổi để phát triển quy mô cho vay của mình. Nhiều nhà băng chọn tập trung đẩy mạnh bán buôn trong khi một số lại muốn phát triển những mảng không phải thế mạnh của mình.
Cho vay khách hàng doanh nghiệp là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng tín dụng trong năm 2023, trong khi hoạt động cho vay cá nhân bị chững lại trên toàn hệ thống.
Tăng trưởng cho vay đã bứt tốc mạnh mẽ trong tháng cuối năm, giúp tổng dư nợ của 28 ngân hàng vượt mốc 10 triệu tỷ đồng. Trong đó, BIDV tiếp tục duy trì vị thế dẫn đầu toàn ngành với số dư đạt 1,78 triệu tỷ đồng.
Cơ quan Công an vừa bắt giữ đối tượng người Trung Quốc cầm đầu đường dây cho vay lãi nặng, cho hơn 1,3 triệu người vay hơn 2 triệu lượt với tổng số tiền gần 9.000 tỷ đồng, thu lợi bất chính hơn 2.500 tỷ đồng.
Nhằm đáp ứng nhu cầu vốn tăng cao dịp cuối năm dành cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng của doanh nghiệp, người dân, nhiều ngân hàng đã tiếp tục giảm lãi suất cho vay, có nơi giảm đến 4%/năm.
Trong thời gian gần đây, các ngân hàng liên tục tung ra những chương trình cho vay ưu đãi với lãi suất hấp dẫn để thu hút khách hàng, nỗ lực đạt mục tiêu tăng trưởng tín dụng cuối năm.
Người dân sẽ được phép vay vốn tại ngân hàng này để trả nợ khoản vay tại ngân hàng nhằm phục vụ cho các khoản vay mua nhà, mua xe hoặc các nhu cầu đời sống cá nhân khác từ hôm nay (1/9).
Theo Thông tư 06 áp dụng từ ngày 1/9, khách hàng có nhu cầu vay vốn phục vụ nhu cầu đời sống tiêu dùng thiết yếu, mục đích tiêu dùng sinh hoạt của cá nhân, hộ gia đình sẽ không cần phải có phương án, dự án.
Theo VNDirect, sự sụt giảm NIM cùng chi phí dự phòng tăng mạnh khiến lợi nhuận của công ty tài chính tiêu dùng có quy mô lớn nhất thị trường sụt giảm 89% so với cùng kỳ, đạt 130 tỷ đồng trong nửa đầu năm. Tuy nhiên, FE Credit được dự báo sẽ sớm phục hồi trong vài quý tới.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước khẳng định việc ra đời và tồn tại của các công ty tài chính tiêu dùng là phù hợp với nhu cầu thực tiễn. Tuy nhiên, cần có giải pháp quản lý để bảo đảm hoạt động của các công ty này tuân thủ đúng các quy định pháp luật.