|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Nhìn lại sự thay đổi của nền kinh tế Trung Quốc trong 30 năm

18:55 | 05/06/2019
Chia sẻ
Từ dân số nông nghiệp là chủ yếu trở thành quốc gia của người thành phố, tới những thành phố trị giá hàng trăm tỉ USD và giao thương với nhiều nền kinh tế lớn, sau 30 năm Trung Quốc đã là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Mỹ.

CNBC đã tóm tắt quá trình phát triển kinh tế của Trung Quốc trong 30 năm thông qua 5 biểu đồ dưới đây.

Biến động dân cư giữa hai vùng nông thôn và thành thị

Trong 30 năm (giai đoạn 1989 - 2019), Trung Quốc đã từng bước chuyển đổi từ dân số chủ yếu ở nông thôn thành quốc gia của dân thành thị. Điều này diễn ra nhờ sự thống nhất của trang trại nông nghiệp nhỏ truyền thống, và sự bùng nổ số người di cư tới những trung tâm kinh tế của Trung Quốc để sinh sống.

Nhìn lại sự thay đổi của nền kinh tế Trung Quốc trong 30 năm  - Ảnh 1.

Biến động dân số tại các thành phố của Trung Quốc trong giai đoạn 2005 - 2017. Đơn vị: tỉ người. Nguồn: CNBC.

Những thành phố trăm tỉ USD

Và những thành phố này đã ghi nhận tổng sản phẩm quốc nội bùng nổ. 30 năm trước, Thâm Quyến chỉ là một thành phố nhỏ. Hiện tại, thành phố là trung tâm công nghiệp và là một trong những thành phố kinh tế quyền lực nhất Trung Quốc.

Nhìn lại sự thay đổi của nền kinh tế Trung Quốc trong 30 năm  - Ảnh 2.

Nguồn: Channel Wu/ CNBC.

Năm 1989, 5 thành phố lớn nhất tính theo tổng sản phẩm quốc nội là Thượng Hải, Bắc Kinh, Trùng Khánh, Quảng Châu và Thiên Tân, theo phân tích của Wu Xiaobo, một nhà báo tài chính của Trung Quốc.

Trong 2017, Thượng Hải và Bắc Kinh vẫn giữ vị trí số 1 và số 2, nhưng Thâm Quyến đã leo lên vị trí số 3 trong bảng xếp hạng những thành phố lớn nhất. Ngoài những chính sách ưu đãi, Thâm Quyến được hưởng lợi từ khoảng cách địa lý với các nhà máy địa phương và trung tâm tài chính Hong Kong. 

Thâm Quyến có những nhà khổng lồ công nghệ lớn của Trung quốc, gồm cả Huawei và Tencent.

Đối tác thương mại toàn cầu

Mỹ và Trung Quốc đang vướng vào cuộc chiến thương mại kéo dài hơn một năm, gây thiệt hại cho cả hai nền kinh tế và làm gián đoạn thương mại toàn cầu. 

Đã xuất hiện những dấu hiệu sớm cho thấy các quốc gia như Việt Nam, Ấn Độ, Chile, Pháp, Đức và những quốc gia khác đang hưởng lợi khi nhiều nhà nhập khẩu tại Trung Quốc và Mỹ cố tránh thuế quan bằng cách tìm kiếm sản phẩm từ quốc gia thứ ba.

Tuy nhiên, việc thu mua hàng hóa từ các nhà máy mới (và trang trại mới) khó có thể tác động mạnh tới tổng khối lượng thương mại hai nền kinh tế lớn nhất thế giới tạo ra. 

Nhìn lại sự thay đổi của nền kinh tế Trung Quốc trong 30 năm  - Ảnh 3.

Nguồn: Ngân hàng Thế giới/CNBC

Trong giai đoạn 2007 - 2017, Mỹ vẫn chỉ đứng thứ ba về nguồn cung cấp hàng hóa cho Trung Quốc, dù giá trị nhập khẩu đã tăng gần 60%.Tuy nhiên, Trung Quốc cũng tăng nhập khẩu từ các quốc gia khác, đặc biệt từ Australia với giá trị tăng 268,3%.

Nhìn lại sự thay đổi của nền kinh tế Trung Quốc trong 30 năm  - Ảnh 4.

Nguồn: Ngân hàng Thế giới/CNBC.

Về xuất khẩu, Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc giai đoạn 2007 - 2017, với giá trị xuất khẩu sang Mỹ năm 2017 đạt 430,33 tỉ USD. 

Giá trị xuất khẩu sang các nền kinh tế khác cũng tăng mạnh, đặc biệt Việt Nam đã vươn lên trở thành thị trường xuất khẩu lớn thứ 5 của Trung Quốc trong 2017.

Người Trung Quốc đi du lịch vòng quanh thế giới

Ba thập kỉ trước, số người Trung Quốc đi du lịch ở nước ngoài chỉ chiếm một phần rất nhỏ.

Nhìn lại sự thay đổi của nền kinh tế Trung Quốc trong 30 năm  - Ảnh 5.

Đơn vị: triệu người. Nguồn: CNBC.

Hamburg, Viện Nghiên cứu người Trung Quốc du lịch nước ngoài có trụ sở tại Đức,  dự báo sẽ có 180 triệu người Trung Quốc sẽ du lịch vòng quanh thế giới trong 2019. Trở lại năm 1991, con số này chỉ ở mức 2,13 triệu người. 

Sau giai đoạn ghi nhận tăng trưởng ở mức 4,2% trong năm 1989 và 3,9% năm 1990, tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội của Trung Quốc đã phục hồi lên mức 9,3% vào 1991, bắt đầu cuộc đua tăng trưởng hàng năm kéo dài, đôi khi là hai con số. 

Dần dần Trung Quốc đã vượt qua Canada, Italy, Anh, Pháp, Đức và Nhật Bản để trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. 



Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Lyly Cao

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.