|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Nhập khẩu đậu nành của Trung Quốc dự kiến giảm nhiều nhất trong 12 năm vì chiến tranh thương mại

17:42 | 18/10/2018
Chia sẻ
Nhập khẩu đậu nành của Trung Quốc dự kiến giảm một phần tư trong quí IV năm 2018, ghi nhận mức giảm lớn nhất trong ít nhất 12 năm vì người mua hạn chế thu mua trong bối cảnh chiến tranh thương mại giữa Trung Quốc – Mỹ và lượng dự trữ nội địa ở mức cao.

Đậu nành, được nghiền làm nguyên liệu giàu protein cho thức ăn chăn nuôi và dầu thực vật, đang rơi vào vòng xoáy của cuộc tranh chấp thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Tháng 7, Trung Quốc áp thuế trả đũa 25% đối với đậu nành nhập khẩu từ Mỹ như một phần của cuộc tranh chấp.

Nhập khẩu đậu nành của Trung Quốc, quốc gia thu mua 60% lượng đậu nành giao dịch trên toàn thế giới, có thể sẽ giảm còn khoảng 18 – 20 triệu tấn trong quí IV, so với mức 24,1 triệu tấn cùng kì năm ngoái, giới thương nhân cho biết.

“Nhập khẩu trung bình đạt khoảng 6 triệu tấn mỗi tháng trong quí IV”, một thương nhân tại Singapore nói.

“Hoạt động thu mua chủ yếu sẽ từ Brazil và một số từ Aragentina và Canada. Người mua chưa sẵn sàng nhập khẩu đậu của Mỹ”.

Chi phí dỡ hàng lên bờ của đậu nành Mỹ tại Trung Quốc hiện tương đương với đậu nành Brazil ngay cả với thuế quan 25%, nhưng các công ty nghiền Trung Quốc không muốn nhận nguồn cung từ Mỹ vì lo ngại cơ quan chức năng không thông quan các lô hàng và thuế quan có thể tiếp tục tăng.

Giá đậu nành giao trên sàn giao dịch hàng hóa Chicago giảm xuống mức thấp nhất 10 năm ở mức 8,12 USD vào tháng trước, mặc dù giá đã phục hồi vì lo ngại về thiệt hại mùa màng theo sau những cơn mưa trong vụ thu hoạch tại một vài khu vực ở miền Trung Tây nước Mỹ. Giá đậu nành giảm 0,8% xuống 8,78 USD trong phiên giao dịch ngày 17/10.

nhap khau dau nanh cua trung quoc du kien giam nhieu nhat trong 12 nam vi chien tranh thuong mai
Hạt giống đậu nành trong một thùng chứa tại trang trại ở Gideon, Missouri, Mỹ. Ảnh: Reuters.

Trung Quốc mua khoảng 24 triệu tấn đậu nành trong quí IV năm 2017, gấp 3 lần khối lượng nhập khẩu năm 2006, và ghi nhận đà tăng 10 trong 12 năm, theo dữ liệu hải quan Trung Quốc.

Theo Reuters, ước tính giảm 4 – 6 triệu tấn trong quí IV năm nay là mức giảm lớn nhất kể từ năm 2006.

Dự trữ đậu nành quốc gia ở mức cao

Bên cạnh đó, Trung Quốc, phần lớn sử dụng đậu nành trong thức ăn chăn nuôi đàn heo lớn nhất thế giới, có thể không phải đối mặt với sự thiếu hụt về nguồn cung bất chấp sự sụt giảm về nhập khẩu khi đang có lượng dự trữ nội địa dư thừa sau khi nhập khẩu với tốc độ chóng mặt.

“Chúng tôi sẽ vẫn có đủ nguồn cung cho tới cuối tháng 2 năm sau. Sang tháng 3, 4 nguồn cung sẽ thắt chặt một chút, nhưng nếu nhu cầu không tốt, thì chúng tôi vẫn có thể duy trì tới lúc đó”, một nhà giao dịch đậu nành tại Bắc Kinh cho biết. Ông cũng dự báo nhập khẩu đậu nành trong quí IV đạt 20 triệu tấn.

Dự trữ đậu nành của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đạt 8,57 triệu tấn trong tuần này, giảm từ mức kỉ lục khoảng 9 triệu tấn vào cuối tuần trước.

Lợi nhuận nghiền tại Sơn Đông, trung tâm của ngành chế biến đậu nành Trung Quốc, đã nằm trong vùng tích cực kể từ đầu tháng 8, mang lại lợi nhuận lớn cho các công ty chế biến nguyên liệu thức ăn chăn nuôi như bột đậu.

Các nhà chế biến đang thu về 305 nhân dân tệ/kg (khoảng 44,04 USD/tấn), giảm một chút so với mức cao trong hai năm ở 315 nhân dân tệ/tấn vào tháng trước.

“Nhu cầu bột đậu từ các nhà máy nghiền thức ăn chăn nuôi khá mạnh vì họ muốn xây dựng kho dự trữ”, một nguồn tin từ Singapore nói.

Xem thêm

Lyly Cao

Chủ tịch SSI: Rủi ro lớn nhất của thị trường nằm ở niềm tin nhà đầu tư
Công ty chứng khoán đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất 8.112 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 3.398 tỷ đồng. So với kết quả 2023, các chỉ tiêu này tăng lần lượt 13% và 19% và là mức cao kỷ lục.