|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Chiến tranh thương mại đang chia cắt thế giới nông nghiệp

14:20 | 27/09/2018
Chia sẻ
Theo Bloomberg, chiến tranh thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đang phân chia thế giới nông nghiệp vì nhu cầu từ Trung Quốc chuyển hướng sang các nhà xuất khẩu nông sản khác.

Đậu nành đã trở thành một mặt hàng đại diện cho cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc, khi tất cả mọi người từ Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steve Mnunchin tới Tổng thống Mỹ Donald Trump đều nói đến loại hạt có dầu này. Tuy nhiên, cuộc chiến thuế quan cũng gây ra một số hậu quả ít được biết đến.

Một trong những ảnh hưởng lớn nhất của thuế suất 25% Trung Quốc áp lên đậu nành xuất khẩu của Mỹ là sự trái ngược về xu hướng giá giữa Mỹ và các nhà xuất khẩu đối thủ ở Nam Mỹ.

Với một môi trường thương mại biến động, không ai có để đảm bảo xu hướng này sẽ kéo dài trong bao lâu. Bất ổn đối với người nông dân ngày càng gia tăng khi người trồng đậu tại bán cầu Bắc đang bắt đầu thu hoạch vụ mùa khổng lồ trong năm nay, trong khi nông dân tại miền Nam nghĩ về việc trồng vụ mùa tiếp theo.

Dưới đây là diễn biến tại hai miền lục địa được Bloomberg tổng hợp.

Argentina

Nhu cầu từ Trung Quốc, quốc gia đang tìm kiếm đậu nành từ bất kỳ quốc gia nào trừ Mỹ, đã gia tăng xuất khẩu từ Brazil. Hiện, nguồn cung có thể xuất được của Bazil đã bắt đầu cạn kiệt, và giờ đến lượt Argentina trở thành nhân vật chính.

chien tranh thuong mai phan chia the gioi nong nghiep vi nhu cau tu trung quoc chuyen huong

Tại một số cảng sông ở Argentian, phí bảo hiểm đối với đậu nành giao tháng 11 đã tăng lên hơn 2,2 USD/giạ so với mức tiêu chuẩn trong tháng này, tăng từ mức 30 US cent một năm trước đó, theo dữ liệu Comodity 3 được Bloomberg News tổng hợp.

Triển vọng tích cực đối với xuất khẩu khiến Argentina thực hiện một hành động hiếm thấy là nhập khẩu đậu nành để đáp ứng nhu cầu nội địa, trong khi xuất khẩu sản phẩm nội địa sang Trung Quốc. Giá đậu nành cũng tăng mạnh sau khi hạn hán hồi đầu năm ảnh hưởng tới năng suất mùa vụ.

Bazil

Trong khi đó tại Brazil, giá đậu nành ở mức cao kéo phí bảo hiểm tăng hơn 200% trong một số trường hợp bắt đầu làm giảm lợi nhuận của các nhà chế biến nội địa. Đậu thô thường được nghiền thành bột làm thức ăn chăn nuôi, và cũng để sản xuất dầu nấu ăn như sản phẩm phụ. Các nhà máy tại Brazil đã phải cạnh tranh với nhà xuất khẩu để giành nguồn cung ít ỏi còn sót lại sau vụ mùa 2017 – 2018.

chien tranh thuong mai phan chia the gioi nong nghiep vi nhu cau tu trung quoc chuyen huong

Đây là một điều bất thường của thời điểm này trong năm, khi xuất khẩu đậu nành có xu hướng chậm lại, theo ông Lucilio Rogerio Alves, chuyên gia phân tích tại trung tâm nghiên cứu Cepea, thuộc Đại học Sao Paulo.

Tại Rio Grande do Sul, các nhà máy nghiền đang làm việc với công suất thấp, và trong một số trường hợp, lợi nhuận còn báo âm, ông Mario Sperotto, nhà môi giới tại Agrisoy Commodities cho biết. Mùa vụ tiếp theo sẽ chỉ được thu hoạch vào đầu năm sau, khiến thị trường không ngừng lo ngại.

“Nếu câu chuyện về chiến tranh thương mại tiếp diễn, lợi nhuận còn có thể xuống thấp hơn trong mùa vụ tới”, ông Daniel Furlan Amaral, giám đốc kinh tế tại tập đoàn chế biến đậu nành Abiove, Brazil nói.

Mỹ

Với việc Trung Quốc từ chối xuất khẩu từ Mỹ, giá đậu nành Mỹ đang lao dốc. Tại nhiều nơi, chênh lệch giữa giá đậu nành giao ngay và giao sau đã chuyển âm. Đối với nguồn cung đậu nành giao ngay chuyển tới vùng vịnh Mỹ, chênh lệch trong ngày 21/9 giảm còn âm 7 US cent/giạ, dữ liệu từ chính phủ cho thấy. Hôm 24/9, giá đậu nành giao tháng 11 giảm 0,5% xuống 8.4325 USD/giạ vào lúc 10h49 (giờ địa phương) tại Chicago.

chien tranh thuong mai phan chia the gioi nong nghiep vi nhu cau tu trung quoc chuyen huong

Sự sụt giảm của giá đậu nành nội địa có nghĩa các nhà máy nghiền trở thành một trong người có lợi nhuận cao trong ngành nông nghiệp.

Dữ liệu từ CME Group được Bloomberg tổng hợp cho thấy, lợi nhuận cho hầu hết năm 2018 có xu hướng ở mức cao theo mùa, mang lại lợi nhuận nhiều nhất kể từ ít nhất năm 2006.

Hiện, lợi nhuận nghiền đậu nành tại thời điểm này của năm đang ở mức cao nhất trong hơn một thập kỷ.

chien tranh thuong mai phan chia the gioi nong nghiep vi nhu cau tu trung quoc chuyen huong

Xem thêm

Lyly Cao