|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc đe dọa nhu cầu dầu thế giới năm 2019

17:28 | 25/09/2018
Chia sẻ
Các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran sẽ thắt chặt nguồn cung dầu toàn cầu cho tới cuối năm nay, nhưng mối đe dọa với nhu cầu dầu thế giới từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc sẽ bủa vây năm 2019, người đứng đầu công ty dầu khí BP tại châu Á cho biết.

“Chúng ta đang chuyển tới giai đoạn thắt chặt nhất trong năm 2018 … việc áp đặt lại lệnh trừng phạt đối với Iran là nguyên nhân chính, với thịt trường sẽ thực sự thặt chặt từ nay cho tới cuối năm”, bà Janet Kong, Giám đốc điều hành Integrated Supply and Trading Eastern Hemisphere của BP, nói.

Arab Saudi và Nga sẽ không tăng một lượng dầu đáng kể vào thị trường vì thiếu công suất, một quan chức cấp cao Iran phát biểu hôm 24/9. Vị quan chức này cũng dự báo giá dầu có thể sẽ tiếp tục tăng.

Lệnh trừng phạt áp lên Venezuela cũng làm sản lượng giảm tại quốc giá này trở nên tồi tệ hơn, trong khi việc ngừng hoạt động tại Nigeria và Libya làm nguồn cung thêm thắt chặt, bà Kong nói, với giá dầu thô Brent đã vượt ngưỡng 80 USD/thùng.

“Các yếu tố cơ bản trên thị trường trong ngắn hạn rất lạc quan và tích cực vì những cú sốc về nguồn cung, nhưng dần dần, khi nguồn cung bắt kịp trở lại và cú sốc về nhu cầu trở nên rõ ràng hơn, thị trường sẽ trải qua một đợt tái cân bằng khác trong năm tới”, bà Kong nhận định.

chien tranh thuong mai my trung quoc de doa nhu cau dau the gioi nam 2019
Ảnh: Reuters.

Hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, Trung Quốc và Mỹ, đã áp thuế quan lên hàng hóa nhập khẩu mỗi quốc gia trong một cuộc chiến thương mại ngày càng leo thang, sự kiện khiến thị trường toàn cầu chao đảo và làm gia tăng lo ngại về sự chậm lại của các nền kinh tế và nhu cầu hàng hóa trong năm sau.

“Bước vào năm 2019, tôi lo ngại về ảnh hưởng của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc, với sự thể hiện chậm chạp của nó”, bà Kong nói.

“Chiến tranh thương mại không thực sự hiện diện trong bất kỳ dữ liệu nào, nhưng nó sẽ dần dần xuất hiện theo thời gian. Vì vậy, cú sốc nguồn cung diễn ra rất nhanh chòng và mạnh mẽ, trong khi ảnh hưởng từ cuộc chiến đang chậm chạp hiện diện”.

Các chuyên gia phân tích và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã dự báo tăng trưởng tổng sản lượng quốc nội trên thế giới giảm 0,5 – 1%.

Trong báo cáo dầu hàng tháng, cơ quan năng lượng quốc tế (IEA) cho biết, nhu cầu dầu toàn cầu dự kiến vượt mức 100 triệu thùng/ngày vào năm tới, mặc dù các cuộc khủng hoảng thị trường mới nổi và tranh chấp thương mại có thể làm giảm con số này.

“Chính quyền ông Trump muốn bảo vệ sở hữu trí tuệ … giảm trợ cấp đối với các công ty nhà nước của Trung Quốc (SOEs) và mở cửa thị trường cho tất cả các doanh nghiệp tiếp cận, theo quan điểm của tôi, sẽ rất khó để chính phủ Trung Quốc đồng ý”, bà Kong cho biết thêm.

“Vì vậy, có vẻ cuộc chiến này sẽ duy trì trong thời gian dài”.

Xem thêm

Lyly Cao