|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Nhà sáng lập 'không có nỗi đau khởi nghiệp' giải thích về phát ngôn, một mực khẳng định 'làm startup không nhất thiết phải lỗ'

15:42 | 01/06/2021
Chia sẻ
Trong tập 4 của Shark Tank mùa 4, CEO của công ty thiết kế trò chơi ứng dụng Woay đã tự tin trả lời rằng mình chưa từng gặp nỗi đau khởi nghiệp. Sau phát ngôn trên, CEO Woay đã lên tiếng giải thích cho sự việc này.
CEO Woay giải thích sao về câu nói 'khởi nghiệp không có nỗi đau'? - Ảnh 1.

Ông Hồ Tiến Lộc, CEO kiêm nhà sáng lập Woay. (Ảnh: Shark Tank).

Trong bài viết "Khởi nghiệp không-nỗi-đau, có thật không?" đăng tải hôm 1/6 trên trang cá nhân, ông Hồ Tiến Lộc, CEO kiêm nhà sáng lập Woay, một nền tảng thiết kế minigame, đã giải thích cho câu nói "Woay là một trong những startup hiếm hoi mà không có nỗi đau!" trên sóng Shark Tank.

Theo đó, ông Lộc cho biết về nỗi sợ "giữa đường xe lại hết... xăng" (tức khởi nghiệp nhưng phải ngừng lại giữa chừng). Đồng thời, nhà sáng lập cho rằng làm khởi nghiệp là chấp nhận việc tốc độ hết tiền lại nhanh hơn tốc độ chạm tới thành công.

Cũng như bao startup khác, ông Lộc cho biết luôn tỏ ra lo lắng khi nhìn lại bảng chi phí của công ty mỗi cuối tháng. Nhưng thay vì để tiền làm nỗi đau cản trở bản thân thì đội ngũ của ông có những có quan điểm riêng: Làm startup không nhất thiết phải lỗ! 

"Chúng tôi bắt đầu từ con số nhỏ và những bước đi chậm đầy chắc chắn. Trong giai đoạn đầu tiên khi ra mắt bản dùng thử, Woay may mắn được tin dùng bởi Grab. Sau ba chiến dịch hợp tác, chúng tôi đã tích góp khá nhiều kinh nghiệm và chi phí để tiếp tục vận hành một 'startup không lỗ'", ông Lộc chia sẻ.

Trong bài viết của ông Lộc cũng chia sẻ về nỗi lo đối thủ mạnh nhưng vị này cho rằng điều khiến ông "sợ hơn" là không có đối thủ. "Một thị trường không có đối thủ là một thị trường không thể phát triển mạnh mẽ được", CEO Woay viết đồng thời cho rằng bản thân Woay vẫn luôn là đối thủ của chính mình mỗi ngày.

Tuy nhiên bên cạnh việc công ty phải "level up" (nâng cấp) liên tục, từ đội ngũ đến hệ thống... và tất cả mọi thứ, thì một đối thủ để cùng cạnh tranh lành mạnh, tiến lên, chiến thắng thì sẽ "vui hơn".

Trong hành trình khởi nghiệp, sự đơn độc là điều không thể tránh khỏi của một vài startup, nhưng ông Lộc chia sẻ rằng bên cạnh ông luôn có người bạn đồng hành thấu hiểu, một đội ngũ hết mình với công việc và chưa bỏ cuộc.

Ông Lộc cũng tiết lộ nội bộ công ty gặp phải tình trạng thiếu nhân sự, thậm chí có thời gian đứng trước ngưỡng cửa của việc thay máu toàn bộ, tuy vậy đội ngũ vẫn quan sát và rút kinh nghiệm triệt để. Tuy nhiên, đại diện từ Woay vẫn cho rằng nên có một người đồng hành là nhà tư vấn dẫn dắt công ty đi nhanh và xa hơn.

"Có những giai đoạn đụng đâu là đau đó nhưng Lộc may mắn lại là một anh chàng "non và xanh" như cách mà người xem chương trình đang đánh giá. Trong vài giai đoạn của hành trình khởi nghiệp, không sợ những điều mình không biết lại giúp mình không bị chính những nỗi lo ấy cản đường", ông Hồ Tiến Lộc đúc kết câu chuyện của mình.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Tường Vy

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.