Người trẻ Trung Quốc rời thành phố về quê trồng rau nuôi cá để thấy cuộc đời ý nghĩa hơn
Hu Siqin từng có một sự nghiệp đầy hứa hẹn ở Thượng Hải với một công ty nằm trong danh sách Fortune 500 và dư dả tiền bạc. Tuy nhiên, cô không cảm thấy cuộc sống đầy đủ ý nghĩa vì vẫn thiếu một thứ gì đó mà cô gọi là "cội nguồn", theo Japan Times.
Do đó, người phụ nữ 33 tuổi này đã từ bỏ mọi thứ nơi thành phố để tìm về cội nguồn theo đúng nghĩa đen. Cô là một ví dụ điển hình về thứ gọi là "nông dân mới", một xu hướng đang nổi lên tại Trung Quốc. Nhiều người trẻ Trung Quốc đã từ bỏ cuộc sống kiểu "công nghiệp" tại thành phố để quay trở về cuộc sống đơn giản nơi làng quê.
"Những người như tôi cảm thấy rằng cuộc sống vật chất với đầy đủ tiện nghi là thứ gì đó không thoải mái. Từ sâu trong lòng, tôi không hài lòng với cuộc sống như vậy. Do dó, chúng tôi bắt đầu suy nghĩ về mục đích sống. Tôi đang sống để làm gì", Hu Siqin cho biết.
Hiểu một cách đơn giản, điều này đồng nghĩa với việc nhiều người quyết định trở về nhà sau những năm tháng bôn ba. Trước thế kỷ 20, Trung Quốc được biết tới là quốc gia nông nghiệp, người dân phần lớn đi lên từ ruộng đồng.
Tuy nhiên, các chính sách khác nhau của chính phủ đã kích thích tốc độ đô thị hóa, người dân bắt đầu chuyển từ các vùng quê tới những thành phố lớn, cùng nhau xây dựng một cuộc sống hiện đại hơn. Dù vậy, trái với sự phát triển chung của nền kinh tế, nhận thức của một số người bắt đầu thay đổi.
Rất nhiều người trẻ Trung Quốc hiện nay cảm thấy áp lực với cuộc sống nơi thành thị, phải bon chen với những đồng lương ít ỏi, nhàm chán với các công việc lặp đi lặp lại mỗi ngày. Chính điều này đã sinh ra sự tuyệt vọng đối với một bộ phận trẻ tại đất nước đông dân nhất thế giới.
Nội tâm trống rỗng
Hu Siqin, người đã từng làm việc trong lĩnh vực tiếp thị và chuỗi cung ứng cho các công ty Pháp như gã khổng lồ chăm sóc sắc đẹp L'Oreal và nhà bán lẻ thể thao Decathlon, nói rằng trong suốt cuộc đời mình, cô tự nhận thấy rằng bản thân "vui bên ngoài, nhưng trống rỗng bên trong".
Hiện tại, cô đang làm công việc của một người nông dân ở quê. Hàng ngày, cô trồng khoai lang hữu cơ cùng những loại cây trồng khác nhau với một số người bạn cùng suy nghĩ ở Chongming, một hòn đảo lớn, chủ yếu làm nông nghiệp ở ngoại ô thành phố Thượng Hải.
Trái với sự tẻ nhạt nơi thành phố, người phụ nữ này dường như không thể kiềm chế sự vui vẻ khi thấy những củ khoai lang đầu tiên được thu hoạch trên mẫu đất. "Cảm giấc thật ngọt ngào và dễ chịu", cô vừa nói vừa cắn vào cuống hạt ngay khi vừa khai thác tại khu đất mà.
Theo chính phủ Trung Quốc, khoảng 20 triệu người đã tham gia phong trào "nông dân mới". Thậm chí, một số người trong số họ còn sở hữu hàng triệu người theo dõi trên các trang mạng xã hội nhờ livestream cuộc sống hàng ngày.
Các cơ quan chức năng đã nhận ra lợi thế tiềm năng của làn sóng công nghệ trong công nghiệp. Vì vậy, họ đã đẩy mạnh áp dụng công nghệ vào lĩnh vực nông nghiệp để đưa ra những ý tưởng mới. Trước đó, lĩnh vực nông nghiệp chủ yếu vẫn phát triển theo hình thức truyền thống, chưa có sự đổi mới.
Phong trào này cũng liên quan đến những nỗ lực của các công ty khởi nghiệp đang phát triển nhanh như Pinduoduo, những người có nền tảng giúp các nông dân nhỏ thâm nhập vào thị trường Trung Quốc.
Tìm kiếm lối thoát
Đối với những "nông dân mới" như Liang Funa, 34 tuổi, việc bỏ phố về quê giống như việc tận hưởng một cuộc sống mới khỏe mạnh, yên bình và bền vững hơn.
Trước đây, Liang Funa từng giữ vai trò người đứng đầu bộ phận quảng cáo cho một công ty. Dù vậy, ông cảm thấy kiệt sức do dành quá nhiều thời gian cho công việc và có lối sống không khoa học.
Ông nói: "Thế hệ của chúng tôi đang phải chịu áp lực rất lớn, và những người quyết định ở lại thành phố dường nhà là vì họ không còn lựa chọn nào khác. Những người xung quanh tôi liên tục nói về việc mua nhà, mua xe hay kết hôn. Những thứ này giống như thước đo duy nhất cho sự thành công. Họ dường như không nghĩ tới con đường nào khác".
Ông đã chuyển đến Chongming ba năm trước, nhanh chóng học nghề làm vườn từ những người hàng xóm cũng như internet. Đồng thời, ông cũng làm thêm một số việc phụ để cải thiện thu nhập.
Dù thu nhập có giảm đi, nhưng ông khẳng định rằng cuộc sống đã có ý nghĩa hơn rất nhiều. Ngoài ra, do duy trì thói quen lành mạnh, ông cũng cảm thấy sức khỏe được cải thiện, ít phải tới bệnh viện hơn.
Dù vậy, một vấn đề mà nhiều người đồng tình đó là việc thuyết phục cha mẹ ủng hộ quyết định không phải là điều đơn giản. "Cha mẹ tôi đã bối rối khi tôi nói về ý tưởng đó. Họ cho rằng tôi đã đi lùi", Hi Siqin chia sẻ.
Cô không quá quan tâm tới điều đó, và hiện đang chuẩn bị ký kết một hợp đồng dài hạn cho trang trại riêng ở vùng nông thôn Chiết Giang, kỳ vọng vụ mùa tiếp theo sẽ bội thu. "Tôi đã nhảy ra khỏi vùng an toàn của mình và đến một nơi xa lạ, không chắc chắn. Điều này có ý nghĩa sâu sắc với tôi", cô nói.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/