|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Mô hình Đức đang cân nhắc để khởi động lại kinh tế sau dịch COVID-19

09:00 | 08/04/2020
Chia sẻ
Các chuyên gia cho rằng lời giải cho bài toán khởi động lại nền kinh tế bị ảnh hưởng do đại dịch COVID-19 chính là “thật sự, thật sự cẩn thận”.
Mô hình Đức đang cân nhắc để khởi động lại kinh tế sau dịch COVID-19 - Ảnh 1.

Một người đàn ông đeo khẩu trang đi dạo tại Berlin. Ảnh: CNN

Kênh CNN (Mỹ) cho biết ở thời điểm virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây bệnh đường hô hấp cấp COVID-19 lây lan, chính phủ các quốc gia châu Âu đã bắt đầu nghiên cứu về cách mở cửa trở lại nhà máy, văn phòng và trường học đi liền với vệc giảm thiểu khả năng tái bùng phát dịch. 

Ngày 6/3, Áo cho biết sẽ dần dần mở lại các cửa hàng sau Lễ Phục Sinh và đây cũng là quốc gia châu Âu đầu tiên có động thái này.

Áp lực đặt lên các chính phủ giải thích về kế hoạch của họ bởi các biện pháp để ngăn chặn COVID-19 lây lan vốn kèm theo thiệt hại về kinh tế.

Việc phong tỏa đã kéo dài trong nhiều tuần và ở một số quốc gia là nhiều tháng. Do vậy, kế hoạch tái khởi động nền kinh tế được kỳ vọng có thể bảo vệ người yếu thế và giúp nền kinh tế phục hồi nhanh chóng. T

uy nhiên, nếu kế hoạch này có sai lầm, đại dịch có thể tái bùng phát, và kéo theo đó là quãng thời gian tiếp tục các hạn chế trong việc làm và đời sống công cộng, thêm nhiều tổn hại đối với nền kinh tế.

Một nhóm nhà kinh tế học, luật sư và chuyên gia y học gợi ý về việc khởi động lại dần dần nền kinh tế Đức tạo điều kiện để một số nghành công nghiệp đặc thù và người lao động khôi phục lại hoạt động của họ cùng thời điểm tiến hành các biện pháp ngăn chặn virus mới tiếp tục bùng phát.

Viện nghiên cứu Kinh tế Ifo (Đức) trong báo cáo về kế hoạch tái khởi động kinh tế sau đại dịch đã nhận xét rằng nhiều khả năng đến 2021 mới có vaccine hoặc phương pháp điều trị hiệu quả. 

Do vậy các chuyên gia nhấn mạnh rằng các biện pháp chống dịch trong thời gian tới cần đảm bảo chăm sóc sức khỏe tốt và duy trì được trong khoảng thời gian cần thiết. Kế hoạch cho giai đoạn chuyển tiếp này phải bắt đầu ngay lập tức trong chính quyền, doanh nghiệp và các tổ chức khác.

Đức đã ra lệnh đóng cửa các trường học, nhà hàng, cơ sở thể thao và cửa hàng cho đến 20/4, điều này khiến nền kinh tế thêm trì trệ. Người phát ngôn của chính phủ Đức Steffen Seibert ngày 6/4 cho biết ông không thể đưa ra thời gian biểu chính xác cho việc dỡ bỏ lệnh phong tỏa. Viện nghiên cứu Kinh tế Ifo dự đoán Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2020 của Đức có thể giảm 20% nếu tình trạng phong tỏa kéo dài trong 3 tháng.

Đức đã thực hiện gói cứu trợ kinh tế trị giá 825 tỷ USD bao gồm các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động. Đây là một trong những gói cứu trợ lớn nhất trên thế giới.

Viện nghiên cứu Kinh tế Ifo gợi ý rằng Đức nên thành lập lực lượng gồm các chuyên gia và đại diện cho người dân để gợi ý về cách giảm nhẹ hạn chế cũng như thời điểm các ngành công nghiệp nên khởi động lại sản xuất. Việc quyết định quay trở lại làm việc hay không dựa vào tự nguyện của người lao động.

Những ngành công nghiệp đóng góp nhiều cho nền kinh tế Đức như viễn thông và sản xuất ô tô cần được ưu tiên. Nhưng những công việc có thể làm từ xa nên duy trì hình thức này. Các trường học nên sớm mở cửa bởi phụ huynh khó có thể quay trở lại làm việc nếu con họ vẫn phải nghỉ ở nhà.

Hạ Linh