|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Mặt trái của việc Mỹ trở thành quốc gia sản xuất dầu lớn nhất thế giới

11:00 | 28/01/2018
Chia sẻ
Lần cuối cùng Mỹ khai thác được 10 triệu thùng dầu thô/ngày là khi ông Richard Nixon đảm nhiệm vị trí tổng thống thứ 37 của nền kinh tế số một thế giới. Đó cũng là thời điểm cuộc khủng hoảng dầu mỏ đầu tiên diễn ra, năm 1970, với giá dầu được bán ở mức 1,8 USD/thùng.
mat trai cua viec my tro thanh quoc gia san xuat dau lon nhat the gioi Mỹ sẽ vượt Arab Saudi và Nga trở thành quốc gia sản xuất dầu lớn nhất thế giới

Gần 5 thập kỷ sau, với giá dầu dao động quanh mức 65 USD/thùng, sản lượng dầu thô hàng ngày của Mỹ sắp chạm mức 8 chữ số một lần nữa. Đây là một cột mốc quan trọng trên con đường để hoàn thành giấc mơ thế hệ trước đó từng muốn hoàn thành đó là cuối năm nay, Mỹ có thể là quốc gia sản xuất dầu lớn nhất thế giới. Nhờ đó, Mỹ sẽ tiến thêm một bước lớn trong việc độc lập về năng lượng.

Mỹ vươn lên vì Arab Saudi hay Nga sẽ xảy ra tranh chấp địa chính trị. Vì vậy, một trật tự năng lượng thế giới mới có thể xuất hiện. Sự xáo trộn đó sẽ có lợi cho Mỹ nhưng bất lợi với nhiều phần khác của thế giới.

Tổng thống Mỹ Donald Trump hiện tìm kiếm độc lập với điều ông gọi là sự thống trị về năng lượng. Chính quyền của ông lên kế hoạch mở rộng diện tích thăm dò ngoài khơi và lần đầu tiên trong vòng 40 năm cho phép đặt giàn khoan tại khu bảo tồn động vật hoang dã quốc gia Bắc Cực. Có thể mất nhiều năm để khai thác, song Alaska ước tính mang lại khoảng 11,8 tỷ thùng dầu thô về mặt kỹ thuật.

Tuy nhiên, hãy cẩn thận với điều bạn ước. Ba năm trở lại đây thời tiết đều ghi nhận mức nóng nhất kể từ khi nhiệt độ kỷ lục được ghi lại từ thế kỷ 19, và kế hoạch của ôngTrump về các nguồn năng lượng không đề cập tới vấn đề bảo vệ tài nguyên môi trường.

Thống đốc tại các bang ven biển cho biết một vụ tràn dầu ở ngoài khơi có thể phá huỷ du lịch, một ngành công nghiệp trị giá hàng tỷ USD khác, không kể đến những môi trường ven biển dễ bị tổn thương. Florida đã nộp đơn xin miễn đặt giàn khoan tại đó.

Hơn thế nữa, nguồn cung tăng có thể đẩy giá dầu đi xuống, khiến đầu tư vào các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời và gió giảm. Những người đầu tư, tăng đột biến khi giá dầu đi lên, rất quan tâm tới các nguồn năng lượng không ô nhiễm và làm ấm trái đất trong tương lai, có thể giảm xuống.

Đồng thời, với OPEC, việc xuất hiện một cường quốc dầu mỏ mới sẽ là một thách thức chưa từng có. Nếu tổ chức giảm sản lượng, những công ty khai thác dầu đá phiến của Mỹ có thể phản ứng bằng việc thúc đẩy sản lượng, đánh cắp thị phần từ các quốc gia OPEC và phá hoại nỗ lực thao túng giá dầu trên thị trường của họ. Giải pháp duy nhất đối với OPEC là duy trì những hạn chế, như điiều họ đang làm, và hy vọng điều tốt nhất sẽ xuất hiện.

mat trai cua viec my tro thanh quoc gia san xuat dau lon nhat the gioi

Mặc dù vậy, Nga mới là quốc gia gánh chịu thất bại thảm hại nhất nếu sản lượng dầu đá phiến được khai thác bằng công nghệ Shale 2.0 tiếp tục khiến giá dầu ở mức thấp. Moscow đã sử dụng doanh thu từ dầu để tài trợ cho sự can thiệp mạnh mẽ ở nước ngoài, từ Ukraine tới Syria. Giải pháp duy nhất đối với Nga là tiếp tục hợp tác với Arab Saudi trong việc giữ sản xuất ở mức thấp, và chắn chắn đây không phải là điều họ muốn.

Công nghệ Shale 2.0 là kỹ thuật bơm chất lỏng gồm hỗn hợp nước, cát xuống lòng đất để giải phóng dầu từ đá phiến.

Với sự tăng lên của dầu đá phiến, lượng dầu Mỹ nhập khẩu từ Saudi Arabia đã giảm xuống mức thấp nhất trong 30 năm qua. Sự xoay chuyển khiến khiến những quốc gia phụ thuộc vào Trung Đông nhiều hơn là Trung Quốc và Nhật Bản.

Một vấn đề khác đó là công nghệ Shale 2.0 có thể làm tổn thương các nhà máy lọc dầu. Dầu đá phiến quá hoàn hảo. Trong nhiều năm, các nhà máy lọc dầu đã bỏ ra hàng tỷ USD để trang bị các thiết bị đặc biệt để chế biến dầu thô có hàm lượng lưu huỳnh cao, chất lượng thấp đến từ Mexico, Venezuela, Canada và Saudi Arabia. Trong khi, chất lượng dầu đá phiến cao đến nỗi nó sản xuất ít dầu diesel hơn.

Tuy nhiên, dầu đá phiến sẽ không làm đảo ngược sự biến đổi của khí hậu, không làm giảm ảnh hưởng chính trị của các nhà sản xuất nhiên liệu hóa thạch ở Washington. Cũng như sẽ không làm trung hòa hoàn toàn ảnh hưởng chính trị của các quốc gia dầu mỏ bất ổn.

Với nhu cầu gia tăng bất chấp sự xuất hiện của các nguồn năng lượng tái tạo và sự phát triển của các xe điện, dầu đá phiến có thể gặp khó khăn để theo kịp với sự tiêu dùng toàn cầu. Có thể thế giới sẽ chứng kiến mức giá cao hiếm hoi trên thị trường, cũng như sự gia tăng sản xuất tại Mỹ.

Và Arab Saudi, Nga có thể vẫn là những trở ngại đáng gờm đối với sự độc lập về năng lượng của Mỹ.

Lyly Cao