|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Bay quốc tế và hoạt động phụ trợ chiếm tỉ trọng ngày càng lớn trong doanh thu Vietjet

10:20 | 31/01/2020
Chia sẻ
Doanh thu vận chuyển hành khách trong quí IV/2019 giảm 8% so với cùng kì năm ngoái, bù lại doanh thu hoạt động phụ trợ tăng gần 30%.
Lợi nhuận quí IV của Vietjet giảm sâu - Ảnh 1.

Phun vòi rồng tàu bay mới của Vietjet (Ảnh: VJC).

CTCP Hàng không Vietjet (Vietjet Air - Mã: VJC) kết thúc quí IV/2019 với doanh thu thuần hợp nhất giảm 22% so với cùng kì, đạt 12.600 tỉ đồng. Lợi nhuận gộp giảm 44% còn 1.325 tỉ đồng, tỉ suất giảm từ gần 15% xuống còn 10,5%.

Nguyên nhân giảm doanh thu đến từ hai yếu tố: doanh thu vận chuyển hành khách giảm 8% còn 5.269 tỉ đồng, doanh thu bán và cho thuê tàu bay giảm gần một nửa còn 5.170 tỉ đồng. Bù lại, doanh thu từ hoạt động phụ trợ tăng 29%, đạt mức 3.081 tỉ đồng. 

Trong kì, doanh thu hoạt động tài chính giảm do lãi tỉ giá giảm; tuy vậy chi phí lãi vay tăng cùng với đó Vietjet phải trích lập dự phòng 110 tỉ đồng đến từ việc giảm giá chứng khoán kinh doanh (giá cổ phiếu OIL tiếp tục giảm sâu). 

Chi phí hoạt động tăng cộng thêm lỗ từ công ty liên kết khiến lợi nhuận ròng của Vietjet chỉ đạt 539 tỉ đồng, giảm 65% so với cùng kì. 

Lợi nhuận quí IV của Vietjet giảm sâu - Ảnh 2.

Data: BCTC các năm

Trong cả năm 2019, Vietjet thu về 45.300 tỉ đồng doanh thu, giảm 2%; lợi nhuận sau thuế 4.219 tỉ đồng, giảm 21%. Về cơ cấu, doanh thu quốc tế đóng góp khoảng 68%. 

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh âm gần 1.100 tỉ đồng do biến động các khoản phải thu. Cùng với đó, lưu chuyển tiền thuần hoạt động đầu tư âm 3.500 tỉ đồng do tăng chi vào tài sản cố định và đặt cọc mua tàu bay. 

Vietjet bù việc thiếu hụt dòng tiền bằng các khoản vay dài hạn, tuy vậy lưu chuyển tiền thuần trong năm vẫn âm gần 1.200 tỉ đồng. 

Tại thời điểm kết thúc năm 2019, tổng tài sản của Vietjet đạt mức 47.600 tỉ đồng, tăng 22% so với đầu năm.

Trong đó, tương ứng là mức tăng các khoản phải thu: phải thu ngắn hạn khách hàng 7.600 tỉ đồng, tăng 2,6 lần và phải thu ngắn hạn khác 10.732 tỉ đồng, tăng 59%, phải thu dài hạn khác 12.238 tỉ đồng, tăng 24%.

Thành phần chính của các khoản phải thu này bao gồm đặt cọc mua máy bay hơn 8.300 tỉ đồng, đặt cọc thuê máy bay 1.260 tỉ đồng và quĩ bảo dưỡng máy bay (gồm cả máy bay thuê) hơn 8.700 tỉ đồng… 

Nợ phải trả cuối kì của Vietjet gần 32.300 tỉ đồng, tăng thêm 29%; trong đó vay ngắn hạn 8.160 tỉ đồng, tăng 65% và vay dài hạn 3.664 tỉ đồng, tăng hơn 3.000 tỉ đồng.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Đông A

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.