|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Lời gọi vốn 1 triệu USD sẽ xuất hiện trong tập đầu tiên của Shark Tank mùa thứ hai

17:48 | 03/07/2018
Chia sẻ
Tập đầu tiên trong mùa thứ hai của Shark Tank Việt Nam vào ngày 4/7 hứa hẹn nhiều điều thú vị xung quanh câu chuyện startup gọi vốn từ các nhà đầu tư.
loi goi von 1 trieu usd se xuat hien trong tap dau tien cua shark tank mua thu hai Nữ doanh nhân 21 tuổi trải qua nhiều thăng trầm hơn sau Shark Tank Việt Nam

Ông Trần Anh Vương vắng mặt

Chương trình truyền hình thực tế “Shark Tank Việt Nam” mùa hai chính thức quay trở lại, với chương trình đầu tiên vào ngày 4/7 trên kênh VTV3 với nhiều điểm mới thú vị. Bể cá mập mùa hai gồm 4 nhà đầu tư chính và 4 nhà đầu tư khách mời.

Trong mùa này, shark Trần Anh Vương không góp mặt trong danh sách 4 nhà đầu tư chính. Ông Nguyễn Mạnh Dũng - Giám đốc Quỹ đầu tư CyberAgent Việt Nam & Thái Lan sẽ thế chỗ ông Vương. Ông chính là người có kinh nghiệm dẫn dắt và "đỡ đầu" hơn 20 startup thành công và có chỗ đứng trên thị trường như Tiki, Foody, Vatgia, Topica.

Ba nhà đầu tư mùa thứ nhất là Nguyễn Xuân Phú, (Chủ tịch HĐQT tập đoàn SunHouse), Thái Vân Linh (Giám đốc Vận hành & Chiến lược quỹ đầu tư mạo hiểm VinaCapital); Phạm Thanh Hưng (Phó Chủ tịch HĐQT – Công ty CP Tập đoàn Thế kỷ) tiếp tục ngồi vào vị trí các nhà đầu tư chính.

Bên cạnh đó, chương trình có thêm 4 nhà đầu tư khách mời, gồm ông Nguyễn Ngọc Thuỷ (Chủ tịch HĐQT kiêm Người sáng lập Công ty CP Tập đoàn Egroup - Tổng giám đốc Công ty CP Anh ngữ Apax), ông Louis Nguyễn (Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty Quản lý Quỹ Đầu tư Saigon Asset Managemnet (SAM), ông Nguyễn Thanh Việt (Chủ tịch HĐQT – Tổng giám đốc CTCP Đầu tư Xây dựng Hạ tầng và Giao thông Intracom), ông Đặng Hồng Anh (Phó Chủ Tịch tập đoàn TTC, Chủ Tịch Công ty TNHH MTV Đầu tư DHA).

Startup gọi vốn 1 triệu USD sẽ xuất hiện trong tập 1

Trong đoạn trích hé lộ Tập 1 của Shark Tank mùa hai, 3 cái tên xuất hiện: Thanh gốm chà lưng Owada; Sản phẩm công nghệ Viralworks và Doanh nghiệp OECM sản xuất thiệp nổi Color Paper. Số vốn mà Color Paper muốn gọi lên tới 1 triệu USD.

Thành lập cách đây 4 năm, Color Paper là doanh nghiệp OEM (sản xuất theo thiết bị gốc) về lĩnh vực pop up card (thẻ nổi). Vốn là doanh nghiệp OEM chuyên sản xuất “hộ” cho công ty khác, Color Paper mang tham vọng biến thành thương hiệu bán lẻ thẻ nổi số một Việt Nam đến với chương trình.

Dường như định hướng của Color Paper có vẻ “trúng ý” của shark Louis Nguyễn - một trong những nhà đầu tư tìm kiếm một sản phẩm quốc gia. Theo ông, ở nước ngoài có rất nhiều sản phẩm “made in Vietnam” nhưng có thương hiệu của công ty nước ngoài, áp dụng theo cách OEM gia công tại Việt Nam. "Công ty ở Việt Nam có khả năng sản xuất, tại sao chúng ta không có sản phẩm riêng và có giá trị toàn cầu?" là câu hỏi và giá trị đầu tư mà Shark Louis Nguyễn đặt ra.

Owada - cái tên xuất phát từ cụm từ đơn giản “Ô quá đã” - ra đời chưa đến một năm và cung cấp sản phẩm thanh gốm chà lưng với vật liệu thủ công truyền thống.

Trịnh Minh Thảo, người sáng lập công ty, là "cựu" sếp ngân hàng, từng giữ vai trò Phó Tổng giám đốc phụ trách mảng ngân hàng bán lẻ cho nhiều ngân hàng lớn trong nước.

Ở cái tuổi không còn quá trẻ, Trịnh Minh Thảo với 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực bán lẻ ngân hàng quyết tâm khởi nghiệp xuất phát từ một sản phẩm phục vụ nhu cầu rất gần gũi trong cuộc sống - thanh chà lưng không dùng tay.

Lê Hồng Thảo Uyên với sản phẩm công nghệ Viralworks - một nền tảng công nghệ kết nối nhãn hàng với các nhân vật nổi tiếng để thực hiện hoạt động tiếp thị - cũng sẽ xuất hiện trong tập 1.

Xem thêm

Tuệ An