|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

[Live] Xử đại án VNCB sáng 13/1: Luật sư của bà Bích phản biện kiến nghị của Viện Kiểm sát

08:25 | 13/01/2017
Chia sẻ
Sáng nay (13/1), phiên tòa nóng nhất với phần trình bày của luật sư Kiều Vũ Thụy Uyên - người bảo vệ bà Trần Ngọc Bích, ông Trần Quý Thanh và nhóm những người gửi tiền vào VNCB.

11h35: Tòa kết thúc phiên buổi sáng

11h20: Luật sư Uyên tiếp tục tóm tắt các kiến nghị

Luật sư khái quát lại và nêu các kiến nghị, gồm yêu cầu CB hạch toán lại 5.190 tỉ vào tài khoản bà Trần Ngọc Bích; trả lại số tiền 6 sổ tiết kiệm cho các ông bà Trang - Phục - Dung, không khôi phục lại các khoản vay; giải tỏa kê biên 118 sổ tiết kiệm; không buộc ông Trần Quý Thanh phải nộp tiền; yêu cầu giải tỏa kê biên tài sản ở Bà Rịa Vũng Tàu; không chấp nhận kiến nghị xem xét trách nhiệm hình sự với bà Trần Ngọc Bích và ông Trần Quý Thanh.

11h18: Bị cáo Danh đứng dậy cắt ngang luật sư, HĐXX phải nhắc nhở

10h: Luật sư của bà Bích lý giải bối cảnh gửi tiền, phản biện kiến nghị của VKS

Vì HĐXX không cho bà Bích phát biểu trước nên luật sư Uyên bắt đầu bảo vệ cho bà Trần Ngọc Bích và 16 người liên quan.

Luật sư đề nghị tranh luận trong giới hạn của vụ án, bao gồm 6 phần bối cảnh gửi tiền và mất tiền của 16 người liên quan tới bà Trần Ngọc Bích.

Theo luật sư, về bối cảnh gửi tiền, mức lãi suất của VNCB khá cạnh tranh và vì ngân hàng nhà nước không cảnh cáo nên bà Bích mới gửi tiền.

Theo LS Uyên, nếu tình trạng xấu của VNCB được cảnh báo và ông Phạm Công Danh không được phép mua ngân hàng thì việc gửi tiền và mất tiền không xảy ra.

Luật sư cũng chỉ ra rằng, không có bất kỳ chứng cứ nào cho thấy Phạm Công Danh bỏ tiền vào VNCB.

Luật sư cho rằng, thực chất số tiền chăm sóc khách hàng chỉ nhằm phục vụ cho Phạm Công Danh. Ông Danh thực hiện rút tiền bằng nhiều thủ đoạn như thuê bằng mặt, nâng cấp hệ thống corebanking, mua trái phiếu... và số tiền Danh rút ra khỏi tài khoản của bà Bích chỉ là một phần thủ đoạn.

Từ đó, luật sư kết luận bà Bích đã bị ông Danh hại.

Luật sư khẳng định lại việc ông Danh đã rút tiền mà bà Bích đã gửi tại VNCB, gồm 124 sổ tiết kiệm với tổng trị giá là 5.819 tỷ đồng. Sau đó, bà Bích vay 5.190 tỷ đồng và phải cầm cố 118 sổ tiết kiệm.

Luật sư của bà Bích yêu cầu CB phải trả lại 5.190 tỷ đồng và lãi phát sinh, yêu cầu CB trả lại 6 sổ tiết kiệm cho 3 cá nhân, gồm Dung, Phục, Trang, và yêu cầu bỏ lệnh kê biên một số tài sản.

Luật sư khẳng định thân chủ không nhận bất cứ khoản tiền nào ngoài quy định. Tại phiên tòa sơ thẩm, bị cáo Phan Thành Mai cũng cho rằng không có chứng cứ chứng minh có số tiền chi lãi ngoài.

Việc bị cáo Danh rút 5.490 tỷ đồng ra khỏi ngân hàng không có chữ ký của chủ tài khoản có liên quan tới mối quan hệ Danh - Bích - Trang Phố Núi hay không cũng chưa được xác định.

Do đó, bà Uyên cho rằng bản chất đây là tiền CB tự chuyển cho ông Danh, không liên quan tới bà Bích.

Luật sư cho biết, những chứng từ liên quan tới Trần Ngọc Bích đã được chứng minh qua quá trình điều ra là giao dịch hợp pháp.

Các con số giao dịch của Bích đã bị thổi phồng, không xác định được thời gian, số tiền, tiền lãi nên việc xác định đó là tiền chăm sóc khách hàng trị giá hàng tỷ đồng là không có căn cứ.

Những giao dịch trong giai đoạn tháng 6 - 8/2013 đã được thực hiện đúng quy định pháp luật. Khoản vay tháng 8/2013mặc dù chưa thanh lý nhưng cũng không liên quan tới vụ án.

Luật sư cho rằng, việc vay 5.190 tỷ đồng vào tháng 8/2012 mà bà Bích chưa sử dụng rồi gửi vào ngân hàng là một điều hết sức bình thường trong hoạt động kinh tế. Và không ai có quyền xâm phạm vào tài khoản của khách gửi tiền tại ngân hàng.

Hơn nữa, dù có việc ông Thanh cho ông Danh vay tiền thì đây là giao dịch dân sự được pháp luật cho phép.

Khi bà Bích vay tiền, CB không nói rõ nguồn gốc tiền nhưng khi bà trả tiền, việc ngân hàng thì cho rằng đây là tiền ông Danh là không đúng, luật sư khẳng định.

Luật sư cho hay bà Bích không biết, không đồng thuận cũng không ký cho việc rút 5.190 tỷ đồng. Trong khi đó, ông Hoàng Đình Quyết cho biết việc chi tiền phải có yêu cầu của ông Vũ Anh Tuấn vì CB không thể giải quyết giao dịch thông qua một người liên quan tới chủ tài khoản.

Luật sư cho biết, bà Bích không sử dụng SMS banking tại CB, nên không phát hiện được kịp thời biến động số dư tài khoản.

Luật sư cho rằng, lời khai của Danh, Quyết, Mai đã có nhiều mâu thuẫn bất nhất.

Trong khi đó, tài khoản của bà Bích bị mất 5.190 tỷ đồng nhưng ngân hàng không báo lại cho chủ tài khoản.

Hơn nữa, không có động cơ, lý do gì bà Bích rút tiền của mình ra khỏi ngân hàng rồi đi kiện.

Luật sư khẳng định, số tiền 300 tỷ chuyển qua tài khoản ông Danh tiêu thực chất là hành động ông Danh rút tiền ra khỏi ngân hàng mà không cần hồ sơ vay vốn.

Ba cá nhân giao sổ tiết kiệm cho CB mà không làm hồ sơ vay là do tin ngân hàng, chứ không có việc những người này đồng thuận với việc vay tiền. Việc những người này không vay tiền càng khẳng định rằng ông Danh đã ngang nhiên rút tiền, luật sư kết luận.

Luật sư cũng cho biết, công ty Tân Hiệp Phát không liên quan gì tới vụ án này nên số fax của Tân Hiệp Phát là giả mạo.

Từ các nội dung trên luật sư có đủ căn cứ pháp lý, lý luận cho rằng, CB đã trái pháp luật khi chi tiền của bà Bích. Vì vậy CB phải có nghĩa vụ hạch toán trả lại cho bà Bích.

live xu dai an vncb sang 131 luat su cua ba bich phan bien kien nghi cua vien kiem sat
Toàn cảnh phiên tòa. Ảnh: Văn Dũng

9h34: Tòa tạm nghỉ giải lao

9h10: Luật sư Nguyễn Thành Công bảo vệ quyền lợi cho bà Quách Kim Chi

Theo luật sư Công, đại diện VKS đã không xem xét những nội dung mà bà Chi đưa ra.

Tháng 5/2010 công ty Thiên Thanh tăng vốn điều lệ từ 500 tỷ đồng lên 1.000 tỷ đồng. Khi đó, đây chỉ là con số trên thủ tục, vì thực tế không đủ 1.000 tỷ đồng. Bà Chi được xác định có 20% vốn điều lệ nên VKS buộc bà Chi tội liên đới và phải bồi thường thiệt hại của vụ án, đồng thời tiếp tục kê biên tài sản không liên quan tới vụ án. Luật sư cho rằng, phán quyết này là thiên cưỡng và không phù hợp.

Theo luật sư, bà Chi góp vốn 20% chỉ là hình thức hợp thức hóa vì không có văn bản cụ thể, xác định số tiền góp vốn. Thông tin này chỉ đơn thuần dựa vào việc tập đoàn Thiên Thanh có vốn điều lệ ban đầu là 5 tỷ đồng và sau 8 lần huy động, vốn điều lệ tăng lên 1.000 tỷ đồng. Đến ngày 27/6/2010, tập đoàn Thiên Thanh cấp giấy chứng nhận cho bà Chi góp vốn 200 tỷ đồng.

Luật sư định giá tài sản của công ty Thiên Thanh, gồm nhà và đất tại đường Tú Xương trị giá 133 tỷ 700 triệu đồng (căn cứ theo hợp đồng chuyển nhượng); Khách sạn Tâm Điền (Trần Văn Đang) trị giá tổng là 37 tỷ 066 triệu đồng; Khách sạn 223 Trần Phú (Hải Châu, Đà Nẵng) và 2768m2 đất trị giá hơn 382 tỷ đồng tính giá cả thuê và chuyển nhượng; Kresot Long Hải trị giá 146 tỷ 500 triệu đồng; Lô đất Trường Chinh 70 tỷ đồng,... Tổng giá trị tài sản theo đó là 1289 tỷ 372 triệu đồng. Sau khi xác định lại, vào thời điểm công ty Thiên Thanh đổi vốn điều lệ thì đã tồn tại khối tài sản để chứng tên cá nhân. Điều này chứng minh ông bà Phạm Công Danh đã góp đủ vốn điều lệ.

Luật sư cho rằng, bà Chi đã góp đủ theo thực tế là 20% vốn điều lệ. Tuy nhiên, bà chỉ chịu trách nhiệm vốn gốc đóng góp tại công ty chứ không chịu trách nhiệm phát sinh.

Thứ 2 là, bà Chi không chịu liên đới trách nhiệm do thành viên khác gây ra là ông Phạm Công Danh như Khoản 5 điều 4 luật doanh nghiệp đã nêu.

Từ đó, luật sư kết luận, vị trí, vai trò, giới hạn vốn góp của bà Chi trong Thiên Thanh là có giới hạn. Hơn nữa, năm 2011 cũng là thời điểm chưa phát sinh quan hệ của ông Danh với Ngân hàng Xây dựng. Bà Chi chỉ chịu trách nhiệm tương ứng trong cổ phần gốc của mình. Luật sư cho rằng, bản án sơ thẩm chưa xem xét kỹ lưỡng, chưa đủ chứng cứ khách quan.

Về 3 khối tài sản chung được kê biên, luật sư đề nghị HĐXX cân nhắc, xem xét vì khối tài sản này chưa được thế chấp. Căn nhà ở Hồ Văn Huê, nhà đất Nguyễn Trọng Tuyển, căn biệt thự KDC Huyện Bình Chánh hoàn toàn tồn tại trước thời điểm 2012, nên vẫn có cơ sở để cho rằng, các tài sản đó không liên quan đến hoạt động pháp luật của ông Danh tại Ngân hàng Xây dựng. Luật sư xin cung cấp chứng cứ cho Tòa để xem xét.

Về kỷ vật, đồng hồ và nhẫn kim loại bị thu giữ vào năm 2014 được đề cập trong bản án sơ thẩm đã tuyên trả lại cho ông Danh nhưng sau đó có tuyên giữ lại. Đây thực chất là kỷ vật của gia đình khi bà Chi sinh hai con. Luật sư cho rằng, đây là tài sản riêng không liên quan đến vụ án. 700.000 USD ông Danh bị thu giữ vào ngày 27/9/2014 tại Hà Nội là số tiền bà Kim Chi giao cho ông Danh để mua căn hộ ở Hà Nội. Luật sư đề nghị HĐXX xem xét mối liên hệ giữa số tiền này đến quá trình vụ án.

Như vậy, luật sư đề nghị Tòa xem xét các vấn đề sau liên quan tới bà Chi: việc góp vốn của bà Chi đã đủ 20% nên không buộc bà Kim Chi phải bồi thường tài sản riêng; xem xét giải tỏa kê biên 3 căn nhà đã đề cập bên trên và xem xét giao trả lại khoản tiền riêng cho bà Chi.

Trong phiên tòa hôm nay, bà Chi không có mặt và đại diện Thiên Thanh cũng không có ý kiến về phần bào chữa của bà Chi.

8h40: Phiên tòa bắt đầu

Luật sư Đình Hưng bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho bà Hứa Thị Phấn

Luật sư cho biết, bản án sơ thẩm áp dụng điều 41 Bộ Luật Hình sự và Điều 76 của luật tố tụng buộc bà Phấn trả lại hai khoản 851 tỷ đồng và 97 tỷ đồng cho ngân hàng CB. Sau đó, quan hệ pháp luật giữa ông Danh và bà Phấn sẽ được xử lý bằng một vụ án khác với việc khởi tố tội cố ý làm trái đối với bà Phấn và những người liên quan.

Luật sư cho rằng, điều 41 và 76 không hề quy định chế tài nên việc bản án sơ thẩm đưa ra quyết định thu hồi mà chưa xem xét nội dung đã vi phạm tố tụng nghiêm trọng. Theo đó, luật sư yêu cầu tòa trả hồ sơ để điều tra bổ sung vì bản án không xác định đúng vai trò của người tố tụng, xác định sai tư cách của bà Hứa Thị Phấn là vi phạm nghiêm trọng.

Hơn nữa, Bà Phấn được xác định là người làm chứng và người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan. Bà Phấn là một công dân bình thường không thể đại diện cho cả nhóm Phú Mỹ tuy nhiên tại phiên tòa sơ thẩm, bà Phấn đã không được trình bày rõ vai trò của mình.

Khi lấy lời khai điều tra, kiểm sát viên đã không giải thích rõ quyền lợi của bà Phấn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới quyền lợi của bà Phấn cũng như đã tước bỏ đi một phần quyền lợi của người tham gia tố tụng.

Luật sư cho rằng, nội dung của phần phán quyết áp dụng 2 điều luật 41, 76 không phù hợp với nội dung điều luật. Theo phán quyết, 851 tỉ và 77 tỉ là vật chứng nên cần thu giữ nhưng vật chứng là 1 phạm trù đc quy định phát triển trong luật, phải là những chứng cứ mà người phạm tội sử dụng nó, gây hậu quả và đã được thu giữ theo điều 74, bảo quản theo điều 75 và áp dụng điều 76 để xử lý nó. Hai khoản tiền nêu trên cơ quan điều tra cũng chưa thu hồi được nên áp dụng khái niệm vật chứng là không đúng pháp luật.

Luật sư kết luận, khái niệm vật chứng theo bản án sơ thẩm không đúng pháp luật nên hai khoản tiền trên không phải là vật chứng và cho rằng phán quyết không phù hợp.

Tòa cắt ngang nhắc nhở số tiền là vật chứng cần thu hồi và luật sư không cần giải thích thêm.

Luật sư phản đối và cho rằng cần nói thêm dòng tiền chảy đi đâu. Luật sư cho biết, số tiền này không chuyển tới tài khoản của bà Phấn mà chuyển tới tài khoản của những người khác, và hiện chưa rõ ai đang nắm giữ. Luật sư cho rằng, án sơ thẩm xử sai chi tiết này.

Số tiền 851 tỷ bắt nguồn từ việc các bị cáo làm trái luật lấy ra khỏi ngân hàng. Ngày 23/5, Phạm Công Danh chuyển đích danh cho bà Phấn nhưng cùng ngày hôm ấy bà Phấn đã ký ủy nhiệm tiền sang các tài khoản vay. Số tiền này nhằm thanh toán cho hợp đồng trước đó đang nắm tại ngân hàng.

Ngày 29/5, bị cáo Danh chuyển tiền trực tiếp vào tài khoản của ông Hồ Tuấn Kiệt, không phải tài khoản của bà Phấn.

Vì vậy, luật sư cho rằng, nếu thu giữ số tiền này thì càng vi phạm nghiêm trọng trong quá trình tố tụng, bởi đây là giao dịch dân sự giữa nhóm cổ đông mới và cổ đông cũ. Hơn nữa, dòng tiền này đã không còn ở trong tài khoản của bà Phấn.

Việc khởi tố vụ án trong quyết định khởi tố có hai tội danh chỉ đích danh liên quan tới bà Phấn. Luật sư cho rằng, dù đã tạm dừng BLHS năm 2015 nhưng vẫn có thể áp dụng những điều có lợi cho bị cáo. Trong đó có điều bỏ tội danh cố ý làm trái nhưng ngày 9/9 vẫn có quyết định khởi tố tội cố ý làm trái, vi phạm các quy định cho vay trong khi bà Phấn không phải là người có đủ quyền lợi để cho vay.

Luật sư mong HĐXX xem xét lại toàn bộ nội dung vụ án, tuyên hủy tất cả các quyết định của tòa sơ thẩm liên quan tới bà Phấn, và những quan hệ phát sinh nên được giải quyết bằng một vụ án khác.

live xu dai an vncb sang 131 luat su cua ba bich phan bien kien nghi cua vien kiem sat
Các bị cáo trong phiên tòa. Ảnh: Văn Dũng

Tóm tắt phiên tòa ngày 12/1:

live xu dai an vncb sang 131 luat su cua ba bich phan bien kien nghi cua vien kiem sat [Live] Xử đại án VNCB chiều 12/1: Các bị cáo tiếp tục bào chữa
live xu dai an vncb sang 131 luat su cua ba bich phan bien kien nghi cua vien kiem sat [Live] Xử đại án VNCB sáng 12/1: Nhiều bị cáo tự bào chữa, xin giảm án

Ngày 12/1, phiên tòa xét xử đại án VNCB tiếp tục phần tranh luận.

Lần lượt các bị cáo Nguyễn Ngọc Nguyên Bình, Nguyễn Tiến Hùng, Trần Thanh Tùng, Nguyễn Quốc Thịnh, Nguyễn Văn Cường, Nguyễn Minh Quân, Cao Phước Nhàn, Hà Quốc Thắng, Bùi Thanh Nguyên, Nguyễn Hữu Duyên tự bào chữa cho bản thân và xin giảm án.

Ngoài ra, sau khi đề cập đến một số nghi vấn trong bản án sơ thẩm, 5 luật sư bào chữa cho bị cáo Doãn Quốc Long đề nghị HĐXX chấp nhận đơn kháng cáo của bị cáo.

Phiên tòa nóng lên khi tòa cho di lý ông Hoàng Văn Toàn, Trần Sơn Nam tới tòa để trình bày một số vấn đề liên quan tới việc hai người này vừa bị bắt.

Cuối phiên tòa, luật sư Lê Văn Tám đứng ra bảo vệ quyền lợi cho bà Hứa Thị Phấn. Luật sư đề nghị HĐXX xem xét vấn đề dân sự trong vụ án hình sự một cách hợp lý hơn, cần phải tách phần dân sự để làm rõ. Luật sư cũng yêu cầu TAND cấp cao tại TP HCM tuyên hủy 1 phần bản án sơ thẩm chấp nhận kháng cáo của bà Phấn.

Xuân Dũng

Quốc hội đề nghị làm rõ thu thuế sàn TMĐT, cơ sở thường trú 'ảo'  nước ngoài bằng cách nào?
Trước đề xuất thu thuế thu nhập doanh nghiệp với sàn thương mại điện tử, cơ sở thường trú 'ảo' của doanh nghiệp nước ngoài, Cơ quan thẩm tra đề nghị làm rõ tính khả thi về phương thức thu thuế và những Hiệp định pháp lý có liên quan.