[Live] Xử đại án VNCB chiều 12/1: Các bị cáo tiếp tục bào chữa
Các bị cáo trong phiên phúc thẩm. Ảnh: Văn Dũng |
17h10: Phiên tòa ngày 12/1 kết thúc
16h45: Luật sư Lê Văn Tám bảo vệ quyền lợi cho bà Hứa Thị Phấn
Luật sư cho biết, bà Phấn - người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan kháng cáo với các nội dung: không đồng ý nộp lại số tiền 97 tỷ đồng, nộp lại 970 tỷ đồng được xác định là vật chứng vụ án và kháng cáo quyết định khởi tố vụ án.
Tại phiên tòa ngày 10/1/2017 đại diện VKS đề nghị bác kháng cáo của bà Phấn đồng thời yêu cầu bà Phấn tăng số tiền từ 87 tỷ lên 135 tỷ đồng. Các luật sư bào chữa cho ông Danh đề nghị thu hồi số tiền 131 tỷ và 970 tỷ đồng như tòa sơ thẩm đã tuyên.
Luật sư cho rằng, muốn thu hồi số tiền trên thì cần xem xét lại đề án tái cơ cấu của ngân hàng Đại Tín và nhóm Thiên Thanh có hợp lệ hay không.
Ngày 6/6/2016, bà Hứu Thị Phấn và nhóm Thiên Thanh đã đồng ý bán lại ngân hàng Đại Tín với 84% vốn điều lệ gồm lô đất tại huyện Nhà Bè, đất tại quận 2 và cổ phiếu công ty bảo hiểm Hùng Vương. Như vậy, ông Danh phải thanh toán cho bà Phấn 4.600 tỷ đồng cũng như lãi phát sinh, với thời hạn thực hiện muộn nhất là 31/12/2012.
Sau đó, bà Hứu Thị Phấn đại diện cho nhóm cổ đông cũ ký hợp đồng chuyển nhượng cho ông Danh nhưng với giá tăng lên là 3.619 tỷ đồng. Ngày 9/10/2012 đại diện nhóm Phú Mỹ và nhóm Thiên Thanh đã ký chuyển nhượng 84% vốn điều lệ của ngân hàng Đại Tín. Ông Danh đã phải thanh toán cho nhóm Phú Mỹ 1.000 tỷ đồng trước ngày 31/12/2012 trước khi ngân hàng nhà nước để ông Danh tiếp quản ngân hàng.
Ngày 7/2/2013, trong đại hội bất thường của ngân hàng Trustbank, ông Danh chính thức tiếp quản và làm chủ tịch HĐQT ngân hàng Đại Tín. Từ lúc này, bà Phấn không còn là chủ ngân hàng Đại Tín. Ông Danh là người trực tiếp viết bản tái cơ cấu cũng là người ký vào bản vay vốn. Ông Danh là người hiểu rõ về tình trạng ngân hàng Đại Tín nên không có việc ông Danh bị bà Phấn lừa.
Đề cập đến các khoản tiền liên quan tới tòa sơ thẩm đề nghị thu giữ, luật sư cho biết đến thời điểm này, không có phán quyết nào cho rằng đề án tái cơ cấu của ngân hàng Đại Tín là trái pháp luật.
Việc giao dịch dân sự giữa nhóm cổ đông cũ và nhóm cổ đông mới là giao dịch dân sự và hợp pháp nên không có căn cứ thu hồi số tiền này. Trong đó, số tiền giao dịch đã được tất toán một phần.
Luật sư cũng cho rằng, tòa sơ thẩm thu hồi vật chứng là chưa đúng. Tòa sơ thẩm xác định ông Danh vi phạm quy định cho vay và cố ý làm trái để có tiền trả nợ cho bà Phấn nhưng đây chỉ là hành vi làm mất tiền của ngân hàng Xây dựng. Việc buộc tội ông Danh hai tội trên mà lại yêu những người thực hiện như bà Phấn trả lại tiền là không hợp lý và chưa từng có trong án lệ. Nói cách khác, việc cầu bà Phấn trả lại số tiền trên là vi phạm tố tụng nghiêm trọng.
Trong suốt quá trình điều tra chưa một lần bà Phấn được hỏi giao dịch nên xác định vị trí tham gia tố tụng của bà Phấn là sai. Bà Phấn được mời tham dự với vai trò là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan và người đại diện cho nhóm Phú Mỹ. Bà Phấn chỉ là người đại diện mà không yêu cầu ủy quyền cho ai là chưa đúng về mặt tố tụng.
Luật sư chất vấn tại sau tòa chỉ triệu tập ông Hoàng Văn Toàn, bà Hứu Thị Phấn, bà Lâm Hồng Trinh trong số 14 người của nhóm Phú Mỹ nếu coi đây là tang vật vụ án. Vì vậy, luật sư cho rằng, tòa không triệu những người còn lại mà vẫn quyết định thu hồi tài sản của những người này là chưa đúng.
Bà Phấn chỉ chiếm 4,89% cổ phần nên nếu xác định đây là tang vật vụ án thì chỉ cần thu hồi 4,89%/84% cổ phần của ngân hàng.
Luật sư cho rằng, việc xử lý của tòa sơ thẩm là vi phạm tố túng. Tòa đã bác quyền kháng cáo của 13 người trong nhóm Phú Mỹ và tước bỏ quyền xét xử 2 cấp đối với những người này.
Luật sư đề nghị HĐXX xem xét vấn đề dân sự trong vụ án hình sự một cách hợp lý hơn, cần phải tách phần dân sự để làm rõ. Luật sư cũng yêu cầu TAND cấp cao tại TP HCM tuyên hủy 1 phần bản án sơ thẩm chấp nhận kháng cáo của bà Phấn.
16h40: Luật sư bảo vệ 6 người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan (Hoàng Văn Toàn, Trần Sơn Nam, Lâm Hồng Trinh….)
16h20: Ông Hoàng Văn Toàn và Trần Nam Sơn đứng ra làm chứng
Với tư cách là người làm chứng và người có quyền lợi liên quan, ông Toàn nhất trí với phần biện hộ của luật sư.
Ông cho biết, tòa sơ thẩm quyết định khởi tố vụ án nhưng chưa kháng cáo bị can nên khi đó các bị cáo chưa có tội và không bào chữa.
Ông Toàn cũng kháng cáo nội dung khởi tố của tòa sơ thẩm cho rằng ông vi phạm quy định 852. Tuy nhiên theo ông Toàn, đây là quy định pháp quy chứ không phải văn bản pháp luật nên việc cho rằng ông căn cứ vào thẩm định giá của DATC là sai. Ông khẳng định không không căn cứ vào đây, vì DATC là tổ chức trực thuộc Bộ Tài Chính.
Ông Trần Sơn Nam cũng cho rằng việc khởi tố ông là không đúng.
Ông Toàn và ông Sơn là 2 trong số 6 Luật sư bảo vệ 6 người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan
16h10: Bị cáo Lê Khắc Thái tự bào chữa
Bị cáo Thái đồng ý với quan điểm bào chữa của luật sư Lê Văn Nam. Bị cáo cũng thừa nhận có sai phạm, thiếu sót trong quá trình cho 2 công ty Đại Hoàng Phương và Thịnh Quốc vay vốn.
Bị cáo mong HĐXX xem xét vai trò trách nhiệm của bị cáo vì thời điểm đó bị cáo chỉ là thành viên hội đồng tín dụng nhưng được phân công phụ trách hành chính nhân sự và không có nghiệp vụ chuyên môn.
Bị cáo khẳng định có thể khắc phục hoàn toàn hậu quả đối với khoản vay của 2 công ty này. Đồng thời, bị cáo mong HĐXX xem xét đến vấn đề nhân thân, con nhỏ để giảm án.
15h45: Luật sư Lê Văn Nam bào chữa cho 2 bị cáo Lâm Kim Thu và Lê Khắc Thái
Luật sư nhất trí với bản án sơ thẩm và quan điểm đại diện VKKS với tội danh của Lâm Kim Thu. Về hình phạt, luật sư cho biết hai bị cáo kháng cáo bản án sơ thẩm và mong được giảm án.
Luât sư đưa ra 5 vấn đề quan trọng mà các bị cáo mong HĐXX dựa vào để xét giảm nhẹ mức độ cho bị cáo.
Phiên sơ thẩm chưa xem xét hết vai trò của 2 bị cáo là người không có chuyên môn, thẩm quyền để quyết định cho vay. Vì vậy, việc nói 2 bị cáo là đồng phạm với Phạm Công danh và các bị cáo khác là không chính xác.
Việc phiên sơ thẩm kết luận thiệt hại các bị cáo gây ra thu hồi 1 phần cũng không đúng, bởi thực tế vẫn có thể thu hồi toàn bộ. Hơn nữa, hành vi của bị cáo không phải hành vi chính gây ra thiệt hại này cho ngân hàng.
Sơ thẩm cũng chưa xem xét các hình phạt có lợi cho 2 bị cáo. Các bị cáo nhận ra sai lầm, thành khẩn khai báo, thậm chí ngân hàng VNCB cũng đã có công văn đề nghị cấp phúc thẩm lưu tâm giảm nhẹ mức án cho 2 bị cáo.
Tính chất và mức độ phạm tội của 2 bị cáo trong vụ án này hạn chế, bởi các bị cáo không có chuyên môn, nghiệp vụ nhưng do ngân hàng đang trong quá trình tái cơ cấu nên 2 bị cáo phải làm nhiệm vụ trái chuyên môn. Theo quy định, tổ chức tín dụng ngân hàng Đại Tín phải có trách nhiệm trong vụ án này.
Đối với khoản vay 654 tỉ đồng cho 2 công ty Đại Phước và Đại Hoàng Phương vay, 2 bị cáo nhận thấy hồ sơ cho vay đúng quy định, có cơ sở thế chấp rõ ràng nên chấp thuận. Hành vi của 2 bị cáo chỉ là có thiếu sót, cần đánh giá lại mức độ của 1 bị cáo.
Luật sư cho rằng, hồ sơ vay của công ty Thịnh Quốc và Đại Hoàng Phương không vi phạm quy định cho vay. Vào thời điểm xem xét hai khoản vay này, hai bị cáo Thái, Thu đều là những nhân viên của tổ tín dụng. Khi làm hồ sơ vay vốn, bị cáo có sử dụng chứng thư thẩm định giá của Bộ Tài Chính. Trong đó, bị cáo Thái chỉ ký nhận khi nhận thấy không có vấn đề trong hồ sơ cho vay.
Hai bị cáo xin HĐXX giảm xuống án treo dựa vào tình trạng nhân thân, thái độ chịu thừa nhận sai lầm và thành khẩn khai báo với cơ quan chức năng. Trong đó, ngân hàng VNCB có gửi công văn xin HĐXX xét đến mức độ xử phạt của bị cáo Thái
15h15: Phiên tòa giải lao
Ảnh: Văn Dũng |
15h10: Luật sư Phạm Công Út bào chữa cho bị cáo Doãn Quốc Long
Luật sư cho biết, bị cáo đã gửi nhiều đơn thư khiếu nại lên Bộ công an và các luật sư cũng đã chứng minh bị cáo Long không hề có hành vi phạm tội. Tuy nhiên, bản án sơ thẩm lại kết tội bị cáo Long khá mơ hồ.
Theo các quan điểm buộc tội và kết luận điều tra, việc bị cáo Long không thẩm định trực tiếp hồ sơ cho vay chỉ là một trong ba phương pháp thẩm định cho vay. Luật sư nhấn mạnh lẽ ra bị cáo phải cẩn thận hơn nhưng không bắt buộc. Bản cáo trạng của VKKS cũng ghi không phải bắt buộc thẩm định thực tế nhưng bị cáo cần làm việc chặt chẽ hơn. Luật sư cho rằng, thông qua đó để buộc tội một người là mơ hồ.
Ngoài ra, luật sự cũng viện đến Điều 279 năm 1999 được thay đổi thành Điều 246 vào năm 2015 trong Bộ Luật Hình sự, trong đó quy định nguyên tắc có lợi cho bị cáo.
14h40: Luật sư Phương Văn Thêm bào chữa cho bị cáo Doãn Quốc Long
Luật sư khẳng định Tòa sơ thẩm tuyên phạt bị cáo Long tội vi phạm quy định cho vay là chưa đúng người đúng tội, bởi bị cáo Long là nhân viên ngân hàng Đại Tín và hậu quả xảy ra không phải vì số tiền vay bằng 1/3 tài sản thế chấp.
Đồng thời, luật sư cho rằng việc truy tố kết luận bị cáo vi phạm pháp luật là sai quy định pháp luật, bởi Long thực hiện đúng quy trình 1000 của ngân hàng VNCB. Hồ sơ cho công ty Đại Hoàng Phương vay vào tháng 12/2012 đúng quy trình và có sự đồng ý của tổ giám sát ngân hàng nhà nước. Bị cáo Long không có dấu hiệu nào gian dối trong quá trình làm hồ sơ vay vốn, bị cáo Long không biết ông Danh là ai cũng như không được hưởng lợi.
Luật sư cho rằng, Ngân hàng Đại Tín và ngân hàng Xây dựng là ngân hàng khác nhau nên không thể dùng hồ sơ vay của ngân hàng Đại Tín vào trong sai phạm của ngân hàng Xây Dựng. Bị cáo Long cho công ty Đại Hoàng Phương vay trước khi Phạm Công Danh tiếp quản ngân hàng Xây Dựng.
Mặt khác, quy chế 1000 được ngân hàng Xây Dựng áp dụng trong việc cho vay đã được ngân hàng nhà nước đồng ý.
Theo luật sư, cáo buộc bị cáo không kiểm tra thực tế là không có căn cứ. Bị cáo Long không cấu kết với bất kỳ ai để lập hồ sơ cho công ty Đại Hoàng Phương vay. Trong khi đó, bản án sơ thẩm dù đã xác định bị cáo không có đồng phạm nhưng vẫn kết luận bị cáo có tội thiên cưỡng, quy kết.
Vì vậy, luật sư cho rằng bị cáo Long không vi phạm pháp luật và đề nghị HĐXX tuyên bị cáo Long vô tội.
Luật sư cho rằng, không thể khẳng định hồ sơ sai khi có thể hiện mục đích vay, hợp lệ. Hơn nữa, việc thế chấp được thực hiện đúng quy định của bộ luật hình sự, quá trình cho vay cũng được thông qua công ty của Bộ Tài Chính.
Luật sư biện hộ rằng, bị cáo nhân là nhân viên tín dụng, không phải nhân viên thẩm định nên việc thẩm định không phải là trách nhiệm của bị cáo Long; trong khi ngân hàng Đại Tín cũng có nhân viên thẩm định riêng.
Theo thẩm tra thực tế, mục đích sử dụng của khách hàng vay vốn là mua bán bất động sản; và việc thẩm định thực tế không ảnh hưởng tới hồ sơ cho vay. Theo đó, mục đích vay vẫn hợp pháp.
Luật sư theo đó kết luận việc Viện kiểm soát áp dụng quy chế 1627 để buộc tội bị cáo Long là không đúng, hơn nữa Viện lại bỏ sót tình tiết đối với bị cáo Long.
Cho rằng phiên sơ thẩm tuyên bị cáo Long không kiểm tra thực tế tình khách hàng, không có báo cáo rủi ro, định giá tài sản là không đúng nên Luật sư xin HĐXX xem xét lại cáo buộc vi phạm quy định 1000 đối với bị cáo Long.
Luật sư cho rằng, dựa vào việc không thẩm định trực tiếp hồ sơ vay vốn để tuyên phạt bị cáo Long mức án 4 năm tù là không có căn cứ và xa rời thực tế. Đồng thời, việc áp dụng quy chế 1627 để buộc tội bị cáo Long vi phạm quy định cho vay là không có căn cứ. Bởi, công ty Đại Hoàng Phương dư khả năng trả nợ, ngân hàng CB không có thiệt hại.
Theo luật sư, việc gia hạn cho vay đối với ngân hàng Xây dựng không thuộc quyền của ngân hàng Đại Tín. Ngoài ra, công ty Đại Hoàng Phương là chủ sở hữu lô đất tại sân vận động Chi Lăng theo chứng thư thẩm định giá của Bộ Tài Chính với tổng giá 900 tỷ đồng.
Về quy định cho vay, điều kiện cho vay, cũng như thẩm định, quyết định cho vay kèm theo quyết định 1267 cũng đã thể hiện rất rõ giới hạn cho vay. Chính vì vậy, luật sư cho rằng bị cáo Long kháng cáo là có cơ sở và mong HĐXX xem xét chấp nhận kháng cáo.
14h20: Luật sự Nguyễn Kao bào chữa cho bị cáo Doãn Quốc Long
Luật sư khẳng định, bị cáo Long căn cứ vào chứng thư thẩm định giá của Bộ Tài chính nên mới cho vay. Những công ty mà bị cáo Long tiếp nhận hồ sơ cho vay vốn có tài sản cầm cố tại ngân hàng là 900 tỷ trong khi số vay tiền thì chỉ có 300 tỷ.
Theo đó, luật sư cho rằng bản án sơ thẩm kết luận các bị cáo phạm tội có tổ chức từ trên xuống trong một thời dài là không có căn cứ. Bị cáo Long chỉ thực hiện 1 hồ sơ vay nên không thể có việc thực hiện lâu dài. Vì vậy, luật sư kết luận việc xác định bị cáo Long đồng phạm với ai là không có căn cứ.
Hơn nữa, bản án sơ thẩm xác định người cho vay 280 tỷ đồng là người có vai trò chủ chốt trong khi bị cáo chỉ là nhân viên tín dụng, không có vai trò chức năng thẩm định hồ sơ vay vốn. Ngoài ra, tòa sơ thẩm cũng chưa xét đến những tài sản chưa được định giá đúng với ngân hàng Đại Tín.
Luật sư đề nghị HĐXX cần xem xét liệu bị cáo Long có vai trò chủ chốt, gây thiệt hại trong việc cho Đại Tín vay hay không.
Luật sự chất vấn tại sao vẫn khởi tố bị cáo Long trong khi tại thời điểm cơ quan điều tra đã xác định rằng hội đồng tín dụng không có vi phạm, việc cấp đảm bảo phương án trả nợ được bị cáo Long đã thực hiện đúng quy định.
Luật sư liên tiếp đưa ra một số vấn đề liên quan đến bản án sơ thẩm, như HĐXX đã xem xét thiệt hại tính từ thời điểm ký kết hợp đồng đến thời điểm mất khả năng thanh toán hay khi đã gây ra hậu quả hay chưa; việc kê biên tài sản cần được định giá lại, nếu tỉ lệ sai thì sao ở khoản mục nào; khi xem xét thời gian xảy ra thiệt hại có trùng với thời gian bị cáo làm nhân viên tổ tín dụng hay không.
Luật sư cho biết, khi đó khách hàng đã sử dụng hợp pháp vốn được vay vào đúng mục đích. Hơn nữa, việc sử dụng vốn vay về sau do chi nhánh Sài Gòn chịu trách nhiệm, từ cấp lãnh cho tới nhân viên cấp hồ sơ vay. Đến tháng 6/2013, bị cáo Long không còn làm ở chi nhánh Sài Gòn nữa.
Luật sư cho rằng, hội đồng xét xử sơ thẩm đã bỏ qua các điểm có lợi cho bị cáo Long, như Luật Tín dụng năm 2010 và Luật Hình sự 2015.
14h15: Phiên tòa tiếp tục
Toàn cảnh phiên toàn. Ảnh: Văn Dũng |
Tóm tắt phiên sáng:
[Live] Xử đại án VNCB sáng 12/1: Nhiều bị cáo tự bào chữa, xin giảm án |
Mở đầu, bị cáo Nguyễn Ngọc Nguyên Bình thừa nhận không đi thẩm định công ty vay vốn dẫn tới gây thất thoát cho ngân hàng khi thực hiện hợp đồng cho vay với Công ty Toàn Tâm và Công ty An Phát. Bị cáo mong HĐXX bỏ đi cáo buộc tại phiên sơ thẩm vì có sự nhầm lẫn và xin giảm án dựa trên việc bị cáo đã tham gia thu hồi khoản 2.600 tỷ đồng để trả cho BIDV và tham gia xác định chính xác giá trị tài sản, thu hồi cho ngân hàng.
Sau đó, lần lượt các bị cáo Nguyễn Tiến Hùng, Trần Thanh Tùng, Nguyễn Quốc Thịnh, Nguyễn Văn Cường, Nguyễn Minh Quân, Cao Phước Nhàn, Hà Quốc Thắng, Bùi Thanh Nguyên, Nguyễn Hữu Duyên tự bào chữa cho bản thân và xin giảm án.
Về cuối phiên tòa sáng, luật sư Đào Thị Bích Liên bào chữa cho bị cáo Phan Minh Tùng. Luật sư cho rằng, tòa không có cơ sở cáo buộc bị cáo Tùng phạm tội vi phạm quy định cho vay và mong HĐXX xem xét cân nhắc chấp nhận kháng cáo của bị cáo Tùng, tuyên bị cáo Tùng vô tội thả tự do tại tòa.
Tại phiên tòa, bị cáo Tùng cũng lên tiếng thừa nhận sai phạm trong công việc tại Tập đoàn Thiên Thanh và mong được nằm trong phần Hành vi trách nhiệm nhân sự được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự.
Ngoài ra, luật sư Đào Thiên Hưng và luật sư Lê Thị Nhân cũng đứng ra bào chữa cho bị cáo Doãn Quốc Long.
Luật sư Hưng khẳng định thân chủ Long không thể thẩm định công ty đó có hoạt động hay không; bởi đây là những khoản vay được HĐQT nêu rõ là phải cho vay. Hơn nữa, khi xin vay vốn, công ty có phương án vay cụ thể, khả thi và có tài sản thế chấp lớn hơn tài sản cho vay.
Luật sư Hưng kết luận việc cáo buộc bị cáo phạm tội vi phạm quy định cho vay là thiếu căn cứ vì chưa xem xét toàn bộ nội dung vụ án. Luật sư mong HĐXX xem lại những cứ của vụ án và kết luận bị cáo làm đúng quy trình cho vay vốn.
Trong khi đó, luật sự Nhân chứng minh không có đủ cơ sở để kết luận Long cho vay không thu hồi được. Luật sư cho rằng, bị cáo Long đã lập hồ sơ cho vay, khoản vay chuyển đúng mục đích sử dụng; khi có vi phạm, bị cáo đã làm tờ trình xử lý; hơn nữa bị cáo đã chuyển công tác, không còn trách nhiệm nên mong HĐXX xem xét chấp nhận kháng cáo kêu oan của bị cáo Long.