[Live] Xử đại án VNCB chiều 10/1: Tiếp tục phần tranh luận, bào chữa cho các bị cáo
16h 45: Phiên tòa nghỉ, mai tiếp tục.
16h 40: Bị cáo Danh đề nghị được khắc phục hậu quả
Bị cáo Phạm Công Danh tự bào chữa bổ sung. Ở rất nhiều tình tiết trong hồ sơ vụ án kết luận bị cáo sử dụng tiền vào mục đích cá nhân nhưng bị cáo khẳng định điều này không có. Bị cáo còn chạy vạy đi bán tài sản cá nhân để lo cho ngân hàng, nhưng khi bị cáo không bán được những tài sản này mới đi vay tiền và hậu quả xảy ra như ngày hôm nay.
Trước những khó khăn ngân hàng đang vấp phải thì bị cáo chỉ mong muốn đưa ngân hàng thoát khỏi tình trạng khó khăn. Trong suốt 3 năm bị cáo bỏ tiền cá nhân ra chăm sóc khách hàng, vào năm 2012, bị cáo chi lãi ngoài lên 6 7%. Bị cáo từng mong muốn xây dựng một ngân hàng nhằm phục vụ cho ngành vật liệu Xây dựng thì sẽ không bao giờ có chuyện bị cáo lấy 1 đồng của ngân hàng nhằm phục vụ cá nhân hay cho tập đoàn Thiên Thanh. Bị cáo mong HĐXX xem xét lại việc bị cáo bỏ tiền túi ra để lo cho ngân hàng.
Bất ngờ sau đó, bị cáo Danh bật khóc khẳng định mình không chỉ đạo ai trong việc rút 5.190 tỷ đồng ra khỏi ngân hàng. Tiền là bị cáo vay của ông Thanh, bị cáo bị hại. Bị cáo không muốn tiền mình gây thiệt hại mà nhà nước phải bồi thường. Vì vậy bị cáo mong HĐXX thu hồi tài sản này để khắc phục hậu quả.
Đồng thời bị cáo xin HĐXX để bán toàn bộ lô đất ở Sân vận động Chi Lăng. Tổng tài sản bị cáo khẳng định không dưới 5.000 tỷ đồng để khắc phục toàn bộ hậu quả của vụ án. Bị cáo không chỉ đạo ai dưới bất cứ ai thực hiện việc rút tiền.
16h30: Bị cáo Danh có thể khắc phục 100% hậu quả, không cần giai đoạn 2
Luật sư kiến nghị HĐXX tiếp tục thu hồi số tiền ông Danh trả cho bà Hứa Thị Phấn, bà Trần Ngọc Bích, ông Trần Quý Thanh, số tiền này chêch lệch số tiền tại ngân hàng Xây dựng hơn 316 tỷ đồng.
Liên quan đến khoản tiền 2.760 tỷ đồngtrong quá trình xem xét chi lãi ngoài mà ông Danh đã trả cho ông Thanh khoảng 10 tháng thì ông Danh trả cho ông Thanh hơn 600 tỷ đồng tiền lãi ngoài. Tất cả điều có chứng cứ nhưng VKS chỉ đề nghị thu hồi 81,1 tỷ đồng.
Tất cả hồ sơ đều chứng minh ông Danh trả nợ cho Thanh là 2.760 tỷ đồng. Theo quan điểm của VKS thì giao dịch này là giao dịch giả tạo nhằm che giấu một giao dịch khác. Theo quy định giao dịch giả tạo thì không có hiệu lực vì vậy yêu cầu HĐXX xem xét thu hồi toàn bộ số tiền 2.760 tỷ đồng nhằm khắc phục hậu quả. Chưa tính đến lô đất tại sân vận động Chi Lăng thì ông Phạm Công Danh có thể khắc phuc 100% hậu quả không cần tới giai đoạn 2.
16h 20:
Theo luật sư Hoài, các giao dịch chuyển ra khỏi tài khoản không có chữ ký của chủ tài khoản cơ quan điều tra kết luận đây là thủ đoạn của ông Trần Quý Thanh nhưng luật sư không hiểu tại sao qua cáo trạng không có. Tại phiên tòa phúc thẩm bà Bích xác nhận mình có đi lên ngân hàng gia hạn vay tiền. Điều này chứng tỏ bà Bích ý thức việc tiền vẫn có trong tài khoản.
Số tiền 5.190 tỷ đồng rút ra khỏi ngân hàng thì dòng tiền trở về tài khoản của ông Thanh để tất toán các khoản nợ trước đó. Điều này tương ứng HĐXX cần phải tiếp tục kê biên 6 số tiết kiệm của ông Phục, bà Trang, bà Dung. Mặt khác ngân hàng CB đang nắm giữ 124 sổ tiết kiệm điều này cho thấy ngân hàng CB không thiệt hại lên tới 9.000 tỷ nếu xác nhận điều này và đi tận cùng của sự thật thì vụ án sẽ không có thiệt hại.
16h 5: Bà Trang có đơn thư xác nhận "giới thiệu ông Thanh gửi tiền"
Luật sư Phan Trung Hoài tiếp tục bào chữa cho bị cáo Danh. Theo đó, đứng trước vô vàn khó khăn mà ngân hàng Xây Dựng đang phải đối mặt, buộc ông Phạm Công Danh phải chi lãi ngoài nhằm chăm sóc khách hàng, thu hút khách hàng gửi tiền vào ngân hàng. Theo Phạm Công Danh thì số tiền chăm sóc khách hàng lên tới 5.000 tỷ đồng trong đó số tiền trong nhóm Trần Quý Thanh là 2.360 tỷ đồng. Áp lực chăm sóc hàng là có thật, ông Danh đã phải bán tài sản cá nhân để chăm sóc khách hàng. Ông Danh chịu nhiều tác động mới dẫn tới sai phạm.
Số tiền 5.190 tỷ đồng là số tiền vay mượn giữa ông Trần Quý Thanh và ông Phạm Công Danh. Bản chất vụ án cần nêu rõ ông Trần Quý Thanh cho bà Phạm Thùy Trang hay Phạm Công Danh vay tiền. Trong tất cả những đơn kháng cáo, bà Trần Ngọc Bích đều khẳng định chỉ cho bà Trang vay tiền. Trong khi lời khai của bị cáo Phạm Công Danh, Phan Thành Mai, Hoàng Đình Quyết khẳng định số tiền này là ông Danh vay tiền của ông Thanh.
Bà Trang gửi đơn từ Mỹ về khẳng định bà là người giới thiệu ông Thanh gửi tiền vào ngân hàng VNCB với lãi suất cao hơn. Ngoài ra bà Trang không liên quan gì tới quan hệ giao dịch gì nữa. Sau đó bà Trang nhờ mối quan hệ vay hơn 400 tỷ đồng nhưng giao dịch này đã được tất toán. “Tôi giúp ông Danh, giới thiệu ông Thanh gửi tiền chứ không có vụ lợi gì. Do sức khỏe yếu cũng như gia đình đang ở Mỹ nên tôi trở về Mỹ sinh sống”, đơn thư bà Trang nêu.
15h50: Phiên tòa tiếp tục làm việc
Luật sư Phan Trung Hoài (bào chữa cho bị cáo Phạm Công Danh) thực hiện bào chữa cho thân chủ. Luật sư Hoài nêu ra 3 vấn đề lớn:
1. Trong quá trình điều tra cơ quan chức năng cần làm rõ nguyên nhân bối cảnh Phạm Công Danh phạm tội và lãnh 30 năm tù.
2. Bản chất quan hệ ông Phạm Công Danh và ông Trần Quý Thanh, vai trò của Phạm Thùy Trang như thế nào?
3. Kiến nghị làm rõ một số vấn đề
Theo luật sư, trước khi tiếp quản Ngân hàng Đại Tín thì Tập đoàn Thiên Thanh là một tập đoàn lớn, hoạt động đa ngành nghề khắp cả nước. Quá trình tích tụ và tạo lập khi thuê các mặt bằng tại 816 Tô Hiến Thành và 216 Sư Vạn Hạnh không phải do ông Danh tự tạo ra mà có sẵn trong bản đề án tái cơ cấu ngân hàng. Trong bản tái cơ cấu có nêu rõ thực lực tài chính của Tập đoàn Thiên Thanh.
Khi Ngân hàng Nhà nước cho phép nhóm Phú Mỹ và nhóm Thiên Thanh ký bản thỏa thuận chuyển giao cổ đông để thành lập ngân hàng Xây Dựng, Ngân hàng Nhà nước chưa làm rõ việc nhóm Thiên Thanh có đủ năng lực tài chính hay không? Mặt khác ngân hàng Xây Dựng luôn đặt dưới sự kiểm soát đặc biệt của tổ giám sát, thiệt hại của vụ án này được xác định 9.000 tỷ vậy vai trò của tổ giám sát ở đâu? Bởi mọi giao dịch trên 5 tỷ đồng phải có sự đồng ý của tổ giám sát.
Vì Phạm Công Danh chưa hề có kinh nghiệm quản lý ngân hàng và sa lầy trước ngân hàng Đại Tín. Trước khi tiếp quản ngân hàng Đại Tín thì bà Phấn đã chuyện giao hơn 85% đã chuyển giao cho Hà Văn Thắm với giá 4 tỷ đồng, nhưng khi xét thấy ngân hàng Đại Tín với nhiều khoản nợ xấu khó thu lợi, nên mới rút lui và giới thiệu ông Phạm Công Danh với bà Phấn. Tháng 6/2012 bà Phấn ký hợp đồng chuyển nhượng cổ phần cho ông Danh là 4.600 tỷ đồng. Khi tiếp quản ngân hàng Đại Tín thì nợ xấu trong nhóm Phú Mỹ và Nhóm Phương Trang lên trên 20 ngàn tỷ đồng đồng thời mỗi ngày lỗ 5 - 6 tỷ đồng.
15h 30: Phiên tòa tạm nghỉ giải lao
15h 25: Luật sư Hải bào chữa cho bà Phấn
Luật sư Hà Hải tiếp tục bào chữa trong đơn kháng cáo của bà Hứa Thị Phấn có nhắc đến đề án tái cơ cấu được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nên không đồng ý việc thu hồi số tiền bị cáo Danh chuyển cho bà Phấn.
Theo luật sư Hải, việc bà Phấn đã bàn giao ngân hàng Đại Tín trước khi đề án được phê duyệt. Mặt khác nhóm Phú Mỹ không thực hiện đúng của hợp đồng chuyển nhượng ngân hàng Đại Tín, nhóm này đã không bàn giao tài sản. Yêu cầu HĐXX thu hồi toàn bộ số tiền ông Danh đã chuyển giao cho bà Hứa Thị Phấn.
14h 50: Số tiền 5.190 tỷ đồng không thể quy kết cho bị cáo Danh
Về việc khắc phục hậu quả thiệt hại, luật sư Trung cho rằng Phạm Công Danh đã trả nợ VNCB 2.600 tỉ đồng, trả cho bà Hứa Thị Phấn, nhóm Phú Mỹ, nhóm Trần Ngọc Bích, Trần Quý Thanh, tổng cộng số tiền 3.354 tỉ đồng. Việc thu hồi số tiền trên khiến số tiền giảm xuống còn 1.345 tỉ đồng.
Với hành vi rút 3.100 tỉ đồng không có chữ ký của chủ tài khoản, trong đơn kháng cáo, bà Trần Ngọc Bích cho biết không cho Phạm Công Danh vay nhưng thực tế, việc chuyển tiền của bà Bích sang tài khoản ông Danh đã có 16 lần. Vì vậy, đề nghị xem xét lại toàn bộ diễn biến này đều là hành vi vi phạm pháp luật. VNCB được lợi là đã thu hồi lại, người thiệt hại cuối cùng là Phạm Công Danh, không phải VNCB, bà Trần Ngọc Bích hay ông Trần Quý Thanh. Số tiền vẫn trong ngân hàng để thu được nợ cũ. Số tiền 5.190 tỉ đồng không thể quy kết cho Phạm Công Danh.
14h30: Giá trị các mảnh đất chỉ được xác định bằng phát mãi
Đối với các tài sản thế chấp, các khoản vay, luật sư Trung nói mảnh đất Chi Lăng đã được cấp quyền sử dụng đất. UBND Đà Nẵng đã phê chuẩn, có quyết định thu hồi khu đất để xây dựng khu phức hợp thương mại cao tầng. Sau đó, UBND Đà Nẵng đã ban hành 4 quyết định về phê duyệt tỉ lệ quy hoạch, tái định cư, giải tỏa đền bù. Thực tế, chi phí giải tỏa di dời do Tập đoàn Thiên Thanh chi trả.
Luật sư Trung tiếp tục bào chữa, những lô đất tại sân vận động Chi Lăng nằm ngay trung tâm TP Đà Nẵng nên tập đoàn Thiên Thanh phải chi hàng ngàn tỷ đồng để chi trả cho tiền giải tỏa mặt bằng. Mặt khác chính quyền Dà Nẵng đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tập đoàn Thiên Thanh khi đó có khi rõ, mục đích sử dụng đất là sử dụng vào việc xây dựng khu phức hợp cao tầng. Sau đó chủ tịch TP Đà Nẵng có công văn nêu rõ tập đoàn Thiên Thanh đã hoàn thành mọi nghĩa vụ về việc bồi thường giải tỏa mặt bằng. Sau khi vụ án xảy ra Phạm Công Danh, tất cả tài sản bị kê biên, nên giá đất cách xa không đúng với giá thị trường.
Kết quả của chứng thư thẩm định giá chỉ được sử dụng vào một mục đích duy nhất là phục vụ cho việc xác định giá trị của lô đất. Khi đưa ra bản chứng thư thẩm định giá không xem xét rõ diện tích đất, vì thế chứng thư thẩm định giá được sử dụng là trái pháp luật.
Sau khi vụ án xảy ra, thời điểm tháng 9/2014, giá miếng đất không còn là giá thị trường. Kết quả thẩm định giá là 2600 tỉ đồng – chỉ phục vụ theo mục đích duy nhất cho định giá của ngân hàng, SIVC định giá theo phương pháp so sánh nhưng không có đối tượng để so sánh định giá với miếng đất. Vì vậy, giá trị của SIVC thẩm định không phù hợp. Giá trị thực của miếng đất chỉ xác định được bằng phát mãi, bán đấu giá trên thị trường.
14h20: Phiên tòa tiếp tục làm việc.
Mở đầu phiên tòa, luật sư Nguyễn Văn Trung bắt đầu bào chữa cho bị cáo Phạm Công Danh.
Luật sư Nguyễn Văn Trung trình bày quan điểm bào chữa căn cứ pháp luật, đề nghị HĐXX áp dụng tội danh cố ý làm trái quy định pháp luật về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Bộ Luật Hình sự năm 1999 tách hành vi vi phạm ra thành điều luật riêng. Năm 2015, Bộ Luật Hình sự có thay đổi. Vì vậy, đề nghị HĐXX áp dụng tội danh cố ý làm trái quy định pháp luật về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng theo Luật 2015.
Về việc bà Trần Ngọc Bích, Trần Quý Thanh đề nghị không gọi là nhóm Dr. Thanh (nhóm Trần Ngọc Bích, Trần Quý Thanh). Căn cứ cách bà Bích xưng “nhóm chúng tôi”, cách gọi trên là chính xác.
Việc phê duyệt cho 2 công ty vay, trách nhiệm thuộc HĐQT cũ và ngân hàng Đại Tín. Trước Phạm Công Danh, VNCB đã bị âm vốn. Phạm Công Danh và Tập đoàn Thiên Thanh đã dám mua lại ngân hàng Đại Tín nhằm duy trì hoạt động của 112 đơn vị, đảm bảo cuộc sống của 1.418 nhân viên trong cả nước. Vào tháng 12/2012, NHNN nếu mua lại VNCB thì đại án đã không xảy ra.
VNCB thuộc sở hữu của Tập đoàn Thiên Thanh, căn cứ vào đâu nói Phạm Công Danh gây thiệt hại cho VNCB. Việc thiệt hại này, Phạm Công Danh và gia đình sẽ phải hứng chịu trước tiên.
Luật sư cho rằng cần đảm bảo quyền lợi cho bị cáo. Án sơ thẩm đã kết luận Phạm Công Danh thông qua các công ty thành lập rút tiền của ngân hàng, bị cáo chỉ chịu trách nhiệm với số tiền 2.000 tỉ đồng.
Các bị cáo tại tòa (Ảnh: Văn Dũng) |
Tóm tắt phiên sáng
Xử đại án VNCB sáng 10/1: VKS đề nghị y án 30 năm tù với Phạm Công Danh
Phiên sáng nay (10/1), Viện kiểm soát đã đề nghị mức án với các bị cáo, trong đó giữ nguyên tội danh như án sơ thẩm đã tuyên: y án 30 năm tù với Phạm Công Danh.
Không chấp nhận kháng cáo từ Trần Ngọc Bích, Trần Quý Thanh về việc thu hồi tiền.
Không chấp nhận kháng cáo của Trần Bài Phục.
Không chấp nhận kháng cáo Trần Ngọc Bích dùng số tiền trong 8 sổ tiết kiệm để thu hồi nợ, kê biên tài sản gắn liền với đất.
Không chấp nhận kháng cáo của bà Hứa Thị Phấn.
Không chấp nhận kháng cáo của bà Kim Chi kê biên 3 căn nhà, đất.
Không chấp nhận kháng cáo quyền lợi của nhiều người liên quan vi phạm quy định cho vay liên quan các thành viên trong Hội đồng tín dụng Ngân hàng Đại Tín.
Chấp nhận 1 phần kháng cáo của Phạm Công Danh, sửa 1 phần bản án theo hướng thu hồi số tiền từ Trần Quý Thanh, Trần Ngọc Bích, Hứa Thị Phấn.
Đề nghị kiến nghị cơ quan cánh sát điều tra, VKSND tối cao tiếp tục làm rõ 405 tỷ đồng mà Trần Ngọc Bích đã nhận nhằm truy thu thuế thu nhập cá nhân.
Đề nghị kiến nghị Bộ Công an cấm xuất cảnh với các đối tượng có liên quan.
Đại diện VKSND cấp cao đề nghị HĐXX tuyên không chấp nhận kháng cáo giữ nguyên bản án sơ thẩm đối với các bị cáo. Bác kháng cáo của những người có quyền lợi liên quan, chấp nhận một phần kháng cáo của phạm Công Danh về số tiền Danh chuyển cho Thanh 500 tỷ, thu hồi 81,1 tỷ đồng là tiền lãi.
Kiến nghị xem xét trách nhiệm đối với các ông, bà: Trần Quý Thanh, Trần Ngọc Bích, Vũ Như Thảo, Trần Trọng Nghĩa.
Kiến nghị cơ quan điều tra VKSND tối cao cần làm rõ tiền lãi trong giải đoạn 2, cần làm rõ số tiền Trần Quý Thanh cho Phạm Công Danh vay 16.000 tỷ đồng vì có hành trốn thuế.
Sau đó, phần tranh luận, bào chữa, luật sư Trần Minh Hải (bào chữa cho bị cáo Phạm Công Danh) nêu quan điểm bào chữa 8 vấn đề, mong HĐXX xem xét.