Lí do khiến phần lớn công ty gia đình thất bại khi chuyển giao thế hệ lãnh đạo
Thế giới kinh doanh đang phát triển với tốc độ lũy tiến, các ngành công nghiệp hàng tỷ USD mới nổi lên nhanh chóng và sớm trở nên cũ kỹ, các ngành công nghiệp truyền thống phút chốc trở nên lỗi thời.
Trong bối cảnh ấy, các doanh nghiệp buộc phải vận hành nhanh nhẹn theo tư duy đổi mới để đạt được thành công bền vững.
Các công ty gia đình cần nhìn xa hơn ưu tiên cơ bản là bảo tồn khối tài sản giữa các thế hệ để thực sự nắm lấy giá trị của thế hệ kế cận trong khi khai thác triệt để những yếu tố họ có thể mang lại cho doanh nghiệp.
Tuy nhiên, thực tế là phần lớn các doanh nghiệp gia đình không thành công ở thế hệ tiếp theo bởi người mới không có động lực và cảm hứng để nhận di sản kinh doanh.
Ở giai đoạn nào đó, một thế hệ nắm giữ hàng thập kỷ kiến thức và kinh nghiệm phải được thay thế bằng một tài năng không chung huyết thống nhưng có lòng trung thành.
Thế hệ lãnh đạo tiếp theo của một doanh nghiệp gia đình cần sự hỗ trợ của đội ngũ lãnh đạo hiện tại để tạo sự xuất hiện cần thiết đồng thời xây dựng kiến thức và kinh nghiệm để thiết lập tầm nhìn và hướng đi của riêng họ cho doanh nghiệp.
Chuyên gia tài chính kinh doanh Francois Botha của Forbes đã chỉ ra 3 điểm trọng tâm chính để các doanh nghiệp gia đình đạt thành công.
Hiểu tầm quan trọng của mục đích và tác động
Một trong những phát hiện quan trọng trong báo cáo Khảo sát hàng năm của Deloitte 2018 là nhóm người lao động trẻ muốn các nhà lãnh đạo cam kết mạnh mẽ hơn và tạo ra tác động rõ rệt hơn trên thế giới.
Lực lượng lao động trẻ nhấn mạnh tầm quan trọng của các giá trị và mục đích phù hợp để thu hút và duy trì nhân tài trong doanh nghiệp.
Nếu các doanh nghiệp gia đình muốn thu hút và giữ chân thế hệ tiếp theo, họ phải thể hiện mục đích kinh doanh đích thực và phản ánh nhất quán mục đích đó cả bên trong lẫn bên ngoài.
Ảnh: Forbes
Theo Báo cáo của Văn phòng Gia đình Toàn cầu UBS Campden Wealth, 54% công ty gia đình đã có kế hoạch tăng phân bổ đầu tư để thay đổi trong 12 tháng tới. Do đó, không có gì đáng ngạc nhiên khi danh mục đầu tư là điểm thu hút thế hệ tiếp theo.
Nhưng đó cũng là điểm mâu thuẫn chính trong các doanh nghiệp gia đình do thế hệ cũ chưa kết nối đầy đủ hoặc tư duy kinh doanh truyền thống không muốn thay đối hướng đi của công ty.
Khi các gia đình tham gia đầu tư vào sự thay đổi, họ phải sẵn sàng tạo ra tác động và hiểu những mục tiêu họ đang cố gắng đạt thông qua khoản đầu tư cụ thể.
Theo Sapna Shah, Giám đốc điều hành Mạng lưới đầu tư tác động toàn cầu (GIIN), tất cả các khoản đầu tư đều có tác động tích cực hoặc tiêu cực.
Đặc điểm cốt lõi của đầu tư tác động là có một mục tiêu cụ thể nhằm giải quyết thách thức xã hội hoặc môi trường bên cạnh việc tạo ra lợi nhuận tài chính.
Tìm kiếm bản sắc của doanh nghiệp thay vì gia đình
Doanh nghiệp gia đình đang dần trở thành gia đình doanh nghiệp. Nhiều công ty gia đình đang bán và thu hồi vốn thanh khoản từ các khoản đầu tư thực tế.
Vì những cơ hội này thực sự hấp dẫn thế hệ trẻ - những người có ý định thúc đẩy sự thay đổi, đa dạng hóa, đổi mới và tạo di sản mới, doanh nghiệp gia đình sẽ trở nên hấp dẫn hơn đối với họ so với ý nghĩa tài chính của một công ty gia đình.
Dù việc duy trì quyền lãnh đạo mạnh mẽ trong các công ty là điều quan trọng, tư duy đầu tư mạo hiểm và tiến bộ hơn của thế hệ tiếp theo có thể được tận dụng hiệu quả trong môi trường doanh nghiệp gia đình.
Ví dụ, một trong những thay đổi quan trọng nhất trong khu vực doanh nghiệp gia đình là nhu cầu ngày càng tăng đối với các khoản đầu tư cổ phần thiểu số trực tiếp và tham gia tích cực hơn vào việc quản lý chiến lược cho các khoản đầu tư này.
Sẵn sàng trao đổi
Một đặc điểm khác trong lối tư duy của người trẻ hiện nay là nhu cầu chia sẻ những gì họ làm và ý định này cũng được thể hiện rõ trong bối cảnh kinh doanh. Thế hệ tiếp theo muốn có tác động tích cực và xây dựng danh tiếng cá nhân xung quanh hiệu quả của các khoản đầu tư gia đình.
Tư duy này rất có giá trị đối với các doanh nghiệp gia đình hiểu được tầm quan trọng của cả quá trình đầu tư thời gian và năng lượng nuôi dưỡng thương hiệu.
Danh tiếng và thương hiệu cá nhân đang trở thành tài sản quan trọng trong thế giới kinh doanh hiện đại, đáp ứng nhu cầu kết nối với người tiêu dùng ở cấp độ cá nhân đang ngày càng tăng.
Rốt cuộc, thế hệ tiếp theo, được thúc đẩy bởi một tư duy có ảnh hưởng, xem bản thân họ là thương hiệu cá nhân và chỉ hợp tác với các doanh nghiệp công khai chia sẻ cùng những giá trị và ưu tiên như họ.
Vậy nhưng các công ty gia đình thường không có sẵn các nền tảng hoặc quy trình để giải quyết vấn đề này một cách hiệu quả dù nó có vẻ rất đơn giản.
Nhiệm vụ tạo ra đề xuất giá trị để thu hút và giữ chân thế hệ kế cận phải nằm trong ưu tiên hàng đầu của tất cả các doanh nghiệp gia đình muốn phát triển và thích ứng với mong đợi của cộng đồng người tiêu dùng thế hệ mới.