|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

9 sai lầm khiến nhà tuyển dụng đánh trượt bạn từ phút đầu tiên

10:27 | 01/08/2019
Chia sẻ
Những nhà tuyển dụng có vài điều cấm kị mà bạn chắc chắn không bao giờ nên phạm phải.

Bạn đã nhận lời mời phỏng vấn và tất cả những gì đứng giữa bạn và công việc mơ ước là nhà tuyển dụng. Hàng loạt các bài viết hướng dẫn cách gây ấn tượng với nhà tuyển dụng có thể sẽ khiến bạn bối rối trong việc tạo thiện cảm và tỏ ra chuyên nghiệp. 

Tất nhiên, bạn không cần phải làm theo các bộ phim điện ảnh bằng cách điều tra và bám sát theo nhà tuyển dụng một cách đáng sợ. Những gì nên làm có lẽ chỉ là không gây khó chịu hay mắc phải 1 trong 9 sai lầm ngớ ngẩn dưới đây. 

Tạp chí Wisebread đã liên hệ với một số nhà quản lí, tuyển dụng hàng đầu để biết được những bí mật này.

Không hiểu về công ty hoặc sản phẩm

Không có gì khiến nhà tuyển dụng khó chịu hơn là lãng phí thời gian và bạn chắc chắn sẽ lãng phí thời gian nếu không hiểu về công ty hoặc sản phẩm của công ty. Điều này cho thấy bạn thậm chí không thực hiện bước nghiên cứu cơ bản cho cuộc phỏng vấn. 

Tại sao họ thậm chí nên cân nhắc tuyển dụng bạn nếu bạn không nỗ lực? Có vẻ như bạn không có bất kỳ đam mê hay hứng thú nào với công ty và đây là một trong những điều mà bất cứ quản lí nào cũng quan tâm.

Không đặt câu hỏi

Khi bạn không đặt câu hỏi, điều đó thể hiện sự hờ hững và thiếu nỗ lực. Một nhà tuyển dụng tiết lộ: 

"Điều đó khiến tôi cảm thấy họ chỉ đang vớ đại một công việc nào đó. Bất kì ai cũng có thể trả lời tốt một câu hỏi phỏng vấn nhưng tôi muốn biết họ nghĩ như thế nào và họ quan tâm đến điều gì." 

Quá cố chấp

Kiên trì là một đặc điểm đáng ngưỡng mộ nhưng hãy cẩn thận và đừng quá nhiệt tình. "Một chút kiên trì là tốt. Tôi thường đánh giá cao những ứng viên gửi email tới lần thứ hai," một nhà tuyển dụng nói. 

Tuy nhiên, gửi email nhiều lần, ghé vào văn phòng của công ty và tiếp cận với mọi nhân viên bạn có thể tìm thấy trên LinkedIn lại là một câu chuyện khác và sẽ gây khó chịu. Điều này chỉ khiến họ muốn tránh xa bạn thay vì đưa bạn vào công ty làm việc.

woman_job_interview_000078187585

Những sai lầm đáng tiếc trong một buổi phỏng vấn có thể khiến bạn mất cơ hội quý giá (Nguồn: Wisebread)

Không làm theo chỉ dẫn

Nội dung tuyển dụng yêu cầu chỉ liên lạc qua email và không gọi điện thoại hoặc có thể yêu cầu thư xin việc viết tay? 

Hãy làm theo hướng dẫn đó đúng từng chữ bởi nếu bạn thậm chí không thể làm theo các hướng dẫn đơn giản thì nhiều khả năng là đơn ứng tuyển của bạn sẽ bị bỏ qua.

Viết sai tên công ty trong CV

Bạn sẽ ngạc nhiên về tần suất các ứng cử viên làm sai điều này trong CV hay e-mail xin việc. Nếu bạn đang rải CV đến nhiều nơi, bạn có thể vô tình sao chép và dán sai tên công ty.

 "Không có gì khiến tôi ném một lá đơn xin việc vào thùng rác nhanh hơn là dòng tên công ty mắc lỗi", một nhà tuyển dụng nói.

Không đính kèm các nguồn tham chiếu thông tin

Nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cao những chi tiết nhỏ giúp quá trình xác minh thông tin dễ dàng hơn cho họ. 

Một chuyên gia khuyên: "Nếu bạn đề cập đến danh mục đầu tư, trang web hoặc hồ sơ mạng xã hội, hãy giúp tôi dễ dàng xem chúng! Tôi muốn đọc thêm về bạn và xem những gì bạn có thể làm nhưng tôi sẽ không dành thời gian tự mò mẫm nếu bạn không cung cấp sẵn thông tin cho tôi".

Không theo dõi sau khi phỏng vấn

Đây có vẻ là một bước thiết yếu nhưng nhiều người lại bỏ qua, không theo dõi e-mail sau một cuộc phỏng vấn.

Một nhà tuyển dụng cho biết: "Tối thiểu hãy gửi lời cảm ơn ngắn gọn và thể hiện bản thân bạn vẫn quan tâm đến công việc sau buổi phỏng vấn là hành động được đánh giá rất cao". Đây cũng là phản ứng chuyên nghiệp và sẽ cho bạn thêm cơ hội.

Trả lời và không suy nghĩ

Bạn có thể giật mình trước một câu hỏi bất ngờ nhưng đừng vội vàng trả lời. Trước hết, người phỏng vấn có thể bắt bẻ bạn dễ dàng và thứ hai, họ sẽ không ấn tượng. 

Hãy dành chút thời gian để suy nghĩ trước khi đưa ra câu trả lời và tìm hiểu những phản ứng chuyên nghiệp cho một câu hỏi gây bất ngờ.

Quá thoải mái

Bạn có thể hòa hợp với nhà tuyển dụng nhưng hãy nhớ rằng phải luôn chuyên nghiệp ngay cả khi văn hóa công ty có vẻ dễ chịu và bình dân. 

"Giữ email chuyên nghiệp, luôn bao gồm lời chào và dòng tiêu đề, thể hiện bản thân luôn sẵn sàng và tự tin nhưng không quá thoải mái trong cuộc phỏng vấn", một nhà tuyển dụng đưa ra lời khuyên.

Thu Phương