|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Lí do giới công nghệ Mỹ chuộng nhân tài gốc Ấn hơn chuyên gia gốc Hoa (Phần 2)

00:39 | 13/11/2019
Chia sẻ
Nền dân chủ pháp trị, cơ chế thị trường thực sự của Ấn Độ và khả năng dùng tiếng Anh thành thạo của người dân nước này là những lí do khiến giới doanh nghiệp công nghệ Mỹ có quan hệ khăng khít với nhân tài gốc Ấn hơn so với nhân tài gốc Hoa.

Nhân tài gốc Ấn hiểu triết lí kinh doanh của Mỹ hơn người gốc Hoa

Sự thành công về mặt tương đối của Ấn Độ ở thung lũng Silicon rất rõ ràng. Các nhà quản trị gốc Ấn Độ đang điều hành các tập đoàn Google, Microsoft, Micron Technology, Adobe và Nokia cùng nhiều doanh nghiệp khác. Họ cũng nắm chức phó chủ tịch ở nhiều tập đoàn và trong nhiều quỹ đầu tư.

Tổng doanh thu năm 2018 của 7 công ty hàng đầu do các CEO người Mỹ gốc Ấn điều hành đã vượt 360 tỷ USD, lớn hơn GDP của tất cả mọi nước trên thế giới, trừ 34 quốc gia.

India-Modi-A-Year-of-Media

Những người Mỹ gốc Ấn chào đón Thủ tướng Narendra Modi của Ấn Độ khi ông tới Thung lũng Silicon vào năm 2015. Ảnh: Silicon Beat

Mặc dù các giám đốc điều hành gốc Hoa đã lãnh đạo quĩ đầu tư Sequoia Capital, Himalaya Capital Management, YouTube và Yahoo!, ảnh hưởng của họ không quá sâu. Và nhiều nhà quản trị trong số họ là người gốc Đài Loan hay Hoa nhưng đã "thấm đẫm" văn hóa Mỹ.

Hành trình tới Thung lũng Silicon của các nhân tài gốc Hoa và gốc Ấn cũng khác nhau.

Người Ấn Độ đã bắt đầu tạo dấu ấn ở Thung lũng Silicon vào những năm 70, khi sinh viên tốt nghiệp ở lại làm việc, chuyển từ các trung tâm cuộc gọi sang tư vấn, gia công và thiết kế phần mềm tại các công ty như Infosys, Wipro, Accdvisor và Cognizant. 

Niềm tin ngày càng tăng giữa hai bên khiến nhân tài Ấn Độ trở nên gắn bó sâu sắc với triết lí kinh doanh của doanh nghiệp Mỹ. Mối lo ngại ngày càng tăng về bảo mật và sự dịch chuyển của ngành phần mềm sang nền tảng đám mây ngày càng phát huy thế mạnh của Ấn Độ với tư cách là một xã hội pháp trị dân chủ và sử dụng thành thạo tiếng Anh.

Mặc dù các kỹ sư Trung Quốc cũng ở lại Mỹ sau khi có bằng tiến sĩ, họ vẫn đến sau. Sở trường về phần cứng của người Trung Quốc khiến giới doanh nghiệp Mỹ và Trung Quốc có ít cơ hội để hợp tác. 

Tư duy "đưa công nghệ Mỹ về quê hương" của người gốc Trung Quốc

Và thay vì phát triển các công ty khởi nghiệp ở Thung lũng Silicon, các nhà đầu tư Trung Quốc có xu hướng đưa công nghệ của Mỹ trở lại Trung Quốc - hiện tượng đã xảy ra với các trung tâm nghiên cứu và phát triển của Huawei, Baidu và Tencent tại Thung lũng Silicon.

Trong khi các công ty Mỹ quan tâm đến việc hợp tác để gây dựng uy tín hoặc tiếp cận thị trường khổng lồ của Trung Quốc, các mối quan hệ của họ với người Trung Quốc vẫn mang tính giao dịch nhiều hơn.

"Hầu hết quốc gia tập trung vào việc giúp các công ty của họ tích hợp vào Thung lũng Silicon. Trung Quốc tập trung nhiều hơn vào việc tìm các startup ở mà họ có thể hỗ trợ và mang về Trung Quốc", ông Sean Randolph, giám đốc cấp cao của Viện kinh tế Hội đồng vùng Vịnh, phát biểu.

Sundar Pichai

Ông Sundar Pichai, Tổng giám đốc tập đoàn Google, là một trong số những CEO gốc Ấn Độ lãnh đạo giới công nghệ ở Thung lũng Silicon. Ảnh: britannica.com

Sean cho rằng, theo lẽ tự nhiên, giới doanh nghiệp Mỹ hướng về người Ấn Độ nhiều hơn vì Ấn Độ có nền kinh tế thị trường. Dù nền kinh tế thị trường của Ấn Độ chứa nhiều yếu tố phức tạp, song ít nhất giới doanh nghiệp không phải quan tâm tới yếu tố chính trị như khi họ kinh doanh ở Trung Quốc.

Ấn Độ cũng xây dựng hệ thống hỗ trợ cộng đồng mạnh để tận dụng ảnh hưởng và vị thế của họ ở Mỹ. The Indus Entrepreneurs, một tổ chức phi lợi nhuận với 15.000 thành viên ở 14 quốc gia, đã hướng dẫn và rót vốn cho khoảng 10.000 startup.

Trung Quốc có Câu lạc bộ Doanh nhân và Nhà quản trị Thanh Hoa, song qui mô và ảnh hưởng của nó nhỏ hơn nhiều so với The Indus Entrepreneurs.

Hấp lực của thị trường công nghệ Trung Quốc

Sức hút khó cưỡng của thị trường công nghệ bùng nổ ở Trung Quốc cũng khiến nhiều nhân tài công nghệ gốc Hoa hồi hương thay vì ở lại Mỹ để hỗ trợ đàn em. Theo Hội đồng vùng Vịnh, số lượng kĩ sư khoa học, công nghệ, toán học, cơ khí ở lại Mỹ gấp đối so với đồng nghiệp Trung Quốc trong năm 2017.

Yếu điểm của nhân tài Trung Quốc cũng phát sinh từ hệ thống giáo dục của họ. Ngay cả khi đối mặt những dự án công nghệ không đòi hỏi sự thành thạo tiếng Anh, kĩ sư Trung Quốc vẫn không thể thành công như kĩ sư Ấn Độ trong việc quản lí các dự án phức tạp, đòi hỏi các hoạt động giám sát, truyền cảm hứng và tạo động lực cho nhiều nhóm.

Corey Glickman, một đối tác của công ty Tư vấn Thiết kế Chiến lược thuộc tập đoàn Infosys, nhận định thanh niên Trung Quốc tỏ ra kém hơn thanh niên Ấn Độ khi đối mặt với những trở ngại trong môi trường quốc tế.

Nhạc Phong