Chàng trai 22 tuổi tạo ra kì lân mới nhất tại Thung lũng Silicon
Những xe tự lái hay những cửa hàng tiện lợi Amazon Go vận hành nhờ hàng nghìn con người làm việc trước màn hình máy tính. Họ quan sát những thứ xuất hiện trong tầm mắt, rồi phân loại từng chiếc xe trên đường hoặc từng gói món ăn vặt Doritos.
Họ chuyển dữ liệu tới những trí thông minh nhân tạo (AI) để chúng học cách làm tương tự. Đó chính là bí mật tạo nên sự kì diệu.
Kì lân 3 tuổi ở Thung lũng Sillicon
Là một startup với 3 tuổi, Scale AI đang cố gắng rút ngắn quá trình đó một cách ngắn nhất có thể. Một hệ thống các phần mềm sẽ đánh dấu những vật thể trong bức ảnh trước khi chuyển tới một hệ thống làm việc với 30.000 người để hoàn thiện những khâu cuối cùng.
Hiện tại, Scale đang hướng tới việc bán những sản phẩm cho những công ty đang phát triển công nghệ AI. Vài quỹ đầu tư đã bắt đầu rót vốn và vào ngày 5/8, Scale nhận hơn một tỉ USD từ nhà đầu tư, đồng thời biến họ thành một kì lân (công ty có giá trị hơn 1 tỉ USD) ở Thung lũng Silicon.
Ở tuổi 22, Wang đã là giám đốc của một kì lân tại Thung lũng Silicon. Ảnh: Bloomberg.
"AI cần 10 tỉ mẫu đạt ngang trình độ của con người. Rõ ràng đây là một khoảng cách rất lớn giữa những công ty có đủ tiềm lực để phát triển hệ thống này với nhóm còn lại". Alexandr Wang, nhà đồng sáng lập và là giám đốc của Scale AI, cho hay.
So với mặt bằng chung của Thung lũng Silicon, Wang vẫn cứ là một hiện tượng đáng chú ý. Anh chào đời ở New Mexico, trong một gia đình mà cả bố lẫn mẹ đều là những nhà vật lý.
Ngay từ thời thiếu niên, Wang đã giành nhiều giải thưởng trong các cuộc thi viết code và nhận nhiều lời mời làm việc tại các công ty công nghệ lớn dù vẫn còn ngồi trên ghế nhà trường.
Đây cũng chính là động lực để cậu tốt nghiệp sớm, làm việc tại Thung lũng Silicon rồi sáng lập Scale ở tuổi 19. Lúc này ở tuổi 22, cậu đã có 100 triệu USD từ những nhà đầu tư, trong đó có cả Mike Volpi của Quỹ đầu tư Index Venture.
Nhà đầu tư 6x này từng thốt lên: "Khi tôi cùng cậu bé kí thỏa thuận tại một nhà hàng, tôi đã gọi ngay một chai rượu để ăn mừng, và phải hỏi cậu ta rằng tôi đang phạm pháp hay không (Wang vào thời điểm đó đã đủ tuổi uống rượu)".
Những công ty lớn muốn phát triển AI, họ vấp phải hai rào cản lớn. Một là là việc phải thu thập đủ số mẫu, và đảm bảo đó đều là những mẫu tốt. Hiện tại, máy móc có thể làm vơi nỗi lo này một cách tối đa.
Giải pháp sáng tạo và hiệu quả
Những công ty sản xuất xe tự lái phải tốn rất nhiều tiền để thuê người phân loại từng bức ảnh về quá trình điều khiển xe cộ. Thông thường, họ sẽ quan sát những bức ảnh trên màn hình và dùng chuột để khoanh vùng chiếc xe rồi phân loại chúng.
Quy trình tương tự diễn ra với những tòa nhà, chỗ để xe, người đi bộ và cả đèn tín hiệu giao thông. Một người cần từ 10 phút tới vài giờ để phân loại ra từng thứ trong bức ảnh. Sau đó những thông tin được chuyển tới xe để chúng có thể học những diễn biến ở xung quanh.
Scale đã tạo ra một phần mềm có thể phân loại những vật ở trong bức ảnh. Mọi thứ được xử lý một cách tự động. Nhân viên chỉ xem lại xem phần mềm có hoạt động chính xác hay không. Trong trường hợp con người muốn can thiệp, một cú click là đủ.
"Từ cả tiếng đồng hồ, bây giờ công việc này chỉ tốn vài phút", vị giám đốc 22 tuổi nói.
Scale đang có khoảng 100 nhân viên đang làm việc tại trụ sở ở San Francisco, cùng với cả ngàn cộng tác viên trên khắp thế giới. Những cộng tác viên sẽ nhận những hướng dẫn cụ thể về những gì phải làm.
Ngoài ra, công ty cũng phát triển hệ thống để nhận biết những cộng tác viên làm tốt.
Wang khẳng định Scale luôn trả mức thu nhập hấp dẫn cho người lao động. Ảnh: Alexandrwang.com
Wang không tiết lộ chi tiết về hợp đồng với những cộng tác viên cũng như thu nhập của họ. Nhưng anh cũng khẳng định rằng những cộng tác viên đó đều có thu nhập ổn.
"Họ kiếm được 60%-70% so với mức thu nhập tại địa phương từ công việc này", anh nói.
Những khách hàng mới nhất của Scale bao gồm OpenAI, một công ty phát triển về dịch vụ ngôn ngữ và Standard Cognition, một công ty phát triển hệ thống bán lẻ tự động gần giống với Amazon.
Standard Cognition có một trung tâm nghiên cứu, đồng thời cũng có một cửa hàng ở San Francisco, nơi khách hàng có thể chọn đồ trên giá dưới sự giám sát của nhân viên.
"Câu hỏi chúng tôi quan tâm là: Liệu món đồ mà khách hàng lấy là mù tạt hay sốt cà chua?". Jordan Fisher, CEO của Standard Cognition nói. " Nếu có thông tin chính xác, chúng tôi sẽ biết hóa đơn mà khách cần phải trả là bao nhiêu".
Hiện tại, rất nhiều đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực với Scale. Tháng trước, Uber vừa mua lại startup cung cấp phần mềm tự nhận dạng Mighty AI, trong khi Amazon cũng cung cấp dịch vụ này như một phần đính kèm trong hợp đồng sử dụng dịch vụ đám mây. Ngoài ra, người ta còn nhắc tới những startup khác như Hive and Alegion.
Kevin Guo, giám đốc của Hive cho hay phân loại dữ liệu tự động chỉ là phần cấp thấp trong dự án kinh doanh của họ. Dòng tiền của Hive sẽ chủ yếu để đầu tư và phát triển AI trong các lĩnh vực khác.
"Tôi không xây dựng công ty mình xoay quanh việc phân loại dữ liệu bởi đó không phải là một món hời về mặt kinh tế". Ông Guo cho hay. "Có quá nhiều công ty hoạt động trên lĩnh vực này và rõ ràng không có nhiều sự khác biệt giữa chúng".
Thế nhưng điều đáng nói ở đây là những công cụ mà Wang có trong tay làm việc nhanh hơn, tốt hơn và rẻ hơn so với phần còn lại. Đây chính là nhận xét của Accel và Peter Thiel từ quỹ Founder's Fund, những nhà đầu tư của Scale.
Nói rõ hơn về công việc phân loại dữ liệu, nhà đầu tư Volpi từ quỹ Index Venture cho hay: "Nếu như phải chọn giữa việc kéo xe bò hoặc phân loại dữ liệu trong một quán cafe, chắc chắn phân loại dữ liệu sẽ là sự lựa chọn tốt hơn. Bạn có thu nhập tốt hơn, và cũng chẳng phải chịu mệt mỏi về thể xác".
Và nếu sau này công nghệ tự động sẽ được áp dụng với việc đầu tư ư, Volpi cũng sẽ nhàn hơn rất nhiều, và có thể dành thời gian đó tạo ra những giá trị cao hơn cho xã hội.