|
 Thuật ngữ VietnamBiz
TAGS

lãi suất ngân hàng

Lãi suất ngân hàng TPBank tháng 5/2024 cao nhất bao nhiêu?

Lãi suất ngân hàng TPBank tháng 5/2024 cao nhất bao nhiêu?

Khảo sát vào ngày 3/5 cho thấy, biểu lãi suất tiết kiệm tại quầy và tiết kiệm Savy của ngân hàng TPBank đều ghi nhận tăng tại một số kỳ hạn so với tháng. Hiện tại, các khoản tiền gửi Super Savy kỳ hạn 12 - 18 tháng được áp dụng mức lãi suất cao nhất là 5,25%/năm.
Tài chính -17:32 | 03/05/2024
Lãi suất ngân hàng PGBank 5/2024 cao nhất 5,2%/năm

Lãi suất ngân hàng PGBank 5/2024 cao nhất 5,2%/năm

Trong lần cập nhất mới nhất, lãi suất ngân hàng PG Bank dành cho khách hàng cá nhân không có biến động mới. Theo đó, 5,2%/năm là mức lãi suất cao nhất được ngân hàng triển khai trong tháng này.
Tài chính -17:03 | 03/05/2024
Lãi suất Ngân hàng VPBank tháng 5/2024 cao nhất 5,3%/năm

Lãi suất Ngân hàng VPBank tháng 5/2024 cao nhất 5,3%/năm

Bước sang tháng 5, khung lãi suất ngân hàng VPBank dành cho khách hàng cá nhân được nâng lên mức 2,6 - 5,2%/năm, áp dụng cho hình thức tiền gửi tại quầy, kỳ hạn 1 - 36 tháng, lãi cuối kỳ.
Tài chính -16:57 | 03/05/2024
Lãi suất Ngân hàng VietBank tháng 5/2024 cao nhất 5,8%/năm

Lãi suất Ngân hàng VietBank tháng 5/2024 cao nhất 5,8%/năm

Theo khảo sát, lãi suất ngân hàng VietBank dành cho khách hàng cá nhân trong tháng 5 tiếp tục giảm tại một số kỳ hạn. Hiện, mức lãi suất cao nhất được ngân hàng triển khai là 5,8%/năm, áp dụng cho hình tiền gửi online, kỳ hạn 18 - 36 tháng.
Tài chính -16:04 | 03/05/2024
Biểu lãi suất Ngân hàng Bảo Việt ổn định trong tháng 5/2024

Biểu lãi suất Ngân hàng Bảo Việt ổn định trong tháng 5/2024

Lãi suất tiết kiệm tại ngân hàng Bảo Việt sẽ được áp dụng lãi suất cao nhất lên đến 5,5%/năm đăng ký khi gửi tiền tại một số kỳ hạn với sản phẩm truyền thống và Ez saving.
Tài chính -16:03 | 03/05/2024
Cập nhật lãi suất ngân hàng ABBank tháng 5/2024, cao nhất 3,9%/năm

Cập nhật lãi suất ngân hàng ABBank tháng 5/2024, cao nhất 3,9%/năm

Trong tháng mới, ngân hàng ABBank giảm lãi suất tại một vài kỳ hạ. Hiện, 4,1%/năm là mức lãi suất cao nhất đối với gửi tiền tiết kiệm qua kênh Online – Esaving và ứng dụng AB Ditizen – Msaving đối với hình thức nhận lãi cuối kỳ.
Tài chính -15:37 | 03/05/2024
Lãi suất ngân hàng BIDV tháng 5/2024 cao nhất bao nhiêu?

Lãi suất ngân hàng BIDV tháng 5/2024 cao nhất bao nhiêu?

Trong tháng 5, ngân hàng BIDV tiếp tục triển khai khung lãi suất huy động vốn áp dụng cho khách hàng cá nhân dao động từ 1,7%/năm đến 4,7%/năm, lãi cuối kỳ.
Tài chính -11:33 | 03/05/2024
Lãi suất ngân hàng Agribank ổn định trong tháng 5/2024

Lãi suất ngân hàng Agribank ổn định trong tháng 5/2024

So với tháng trước, biểu lãi suất huy động vốn của ngân hàng Agribank được duy trì ổn định tại các kỳ hạn. Theo đó, khách hàng cá nhân sẽ được hưởng lãi suất trong khoảng 1,6 - 4,7%/năm, lĩnh lãi cuối kỳ.
Tài chính -10:45 | 03/05/2024
Lãi suất ngân hàng Saigonbank tiếp tục đi ngang trong tháng 5/2024

Lãi suất ngân hàng Saigonbank tiếp tục đi ngang trong tháng 5/2024

Phạm vi lãi suất tiền gửi lĩnh lãi cuối kỳ tại ngân hàng Saigonbank hiện đang dao động trong khoảng 2,3 - 5,8%/năm, kỳ hạn 1 - 36 tháng. Trong đó, mức lãi suất cao nhất đang được ghi nhận tại kỳ hạn 36 tháng.
Tài chính -17:20 | 02/05/2024
Lãi suất Ngân hàng Sacombank ổn định trong tháng 5/2024

Lãi suất Ngân hàng Sacombank ổn định trong tháng 5/2024

Bước sang tháng 5, lãi suất huy động tại Ngân hàng Sacombank chưa ghi nhận điều chỉnh mới. Theo đó, khung lãi suất tiếp tục duy trì ổn định trong khoảng 2,1 - 5%, kỳ hạn 1 - 36 tháng, áp dụng cho hình thức tiền gửi tại quầy, lĩnh lãi cuối kỳ.
Tài chính -16:59 | 02/05/2024
Lãi suất Ngân hàng Phương Đông cao nhất tháng 5/2024 là bao nhiêu?

Lãi suất Ngân hàng Phương Đông cao nhất tháng 5/2024 là bao nhiêu?

Bước sang tháng 5/2024, lãi suất cao nhất tại Ngân hàng Phương Đông (OCB) được ghi nhận ở mức 6%/năm được áp dụng cho khoản tiền gửi tại quầy tại kỳ hạn 36 tháng, lãi trả cuối kỳ.
Tài chính -15:39 | 02/05/2024
Cập nhật biểu lãi suất Ngân hàng VIB tháng 5/2024 mới nhất

Cập nhật biểu lãi suất Ngân hàng VIB tháng 5/2024 mới nhất

Bước sang tháng mới, ngân hàng VIB tiếp tục triển khai khung lãi suất dành cho khách hàng cá nhân tại các kỳ hạn 1 - 36 tháng là 2,4 - 5%/năm, lãi cuối kỳ, hạn mức từ 10 triệu đồng trở lên.
Tài chính -13:54 | 02/05/2024
Lãi suất cho vay có sớm tăng trở lại?

Lãi suất cho vay có sớm tăng trở lại?

Sau thời gian dài liên tục "dò đáy", lãi suất huy động tiền gửi từ người dân tại nhiều ngân hàng, bao gồm cả các ngân hàng lớn đã đảo chiều nhích tăng.
Tài chính -02:00 | 02/05/2024
'Ông lớn' BIDV lãi cao thứ ba hệ thống, cắt 1.100 tỷ chi phí dự phòng trong quý I

'Ông lớn' BIDV lãi cao thứ ba hệ thống, cắt 1.100 tỷ chi phí dự phòng trong quý I

BIDV có quý lãi nhiều thứ hai trong lịch sử nhờ giảm gần 21% chi phí dự phòng. BIDV là ngân hàng lãi cao thứ ba trong quý I tính đến thời điểm hiện tại, xếp sau Vietcombank và Techcombank.
Tài chính -14:16 | 29/04/2024
Đề xuất quy định việc áp dụng lãi suất đối với tiền gửi bằng đô la Mỹ

Đề xuất quy định việc áp dụng lãi suất đối với tiền gửi bằng đô la Mỹ

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đang dự thảo Thông tư quy định về việc áp dụng lãi suất đối với tiền gửi bằng đô la Mỹ của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Tài chính -17:08 | 26/04/2024
Lãi Suất Ngân Hàng Tháng 5/2024: Lãi Vay, Tiền Gửi Mới Nhất

Khi bạn vay ngân hàng, số tiền vay sẽ được ngân hàng áp dụng một mức lãi suất nhất định. Đó chính là lãi suất vay ngân hàng. Từ số tiền cho vay ban đầu cộng với mức lãi suất (thường tính theo năm), ngân hàng sẽ tính được số tiền mà khách hàng phải trả hàng tháng.

Lãi suất vay ngân hàng là gì?

Lãi suất ngân hàng là công cụ cơ bản của người dân mong muốn gửi tiền tiết kiệm để tích trữ tiền và được hưởng lãi suất theo tỷ lệ phần trăm giữa tiền gửi ngân hàng hoặc tiền ngân hàng cho vay với tỷ lệ lãi suất trong một khoảng thời gian nhất định do phía ngân hàng quy định hoặc được thỏa thuận phù hợp với hệ thống ngân hàng.

Hiện nay, hầu hết các ngân hàng triển khai 2 hình thức vay phổ biến, vay tín chấp và vay thế chấp. Lãi suất vay ngân hàng được quyết định bởi hình thức vay và ngân hàng mà bạn chọn để vay. Để tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này, bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây.

Lãi suất vay tín chấp

Vay tín chấp là hình thức vay không cần tài sản đảm bảo hoặc bảo lãnh. Ngân hàng sẽ xem xét uy tín của cá nhân người vay và năng lực trả nợ của người đó để quyết định hạn mức và thời gian vay. Hình thức này thường phù hợp với cá nhân có nhu cầu vay tiêu dùng, phục vụ nhu cầu đời sống như cưới hỏi, du lịch, mua sắm các món đồ có giá trị nhỏ và vừa,...

Nếu có ưu đãi, lãi suất vay ngân hàng 1 năm theo hình thức tín chấp thường rơi vào khoảng 10 - 16%. Khi hết ưu đãi, các ngân hàng thường áp dụng mức lãi suất từ 16 - 25%/năm.

Lãi vay ngân hàng theo hình thức tín chấp thường cố định trong khoảng thời gian vay vốn. Với hình thức này, tiền lãi sẽ được tính theo dư nợ giảm dần, nghĩa là tính trên số tiền thực tế người vay còn nợ sau khi đã trừ đi phần gốc đã trả trước đó.

Với phương thức tính lãi trên, bạn có thể trả hết nợ trong thời gian ngắn nhất. Bởi vậy, tính lãi vay dựa trên dư nợ giảm dần đang là xu hướng trong cách tính lãi suất trả góp.

Lãi suất vay thế chấp

Vay thế chấp là hình thức vay tiền có tài sản đảm bảo mà trong thời gian vay, khách hàng phải còn quyền sở hữu với tài sản đó. Lãi vay ngân hàng thế chấp sẽ không thay đổi trong thời gian đầu, sau đó sẽ thả nổi theo lãi suất của thị trường.

Hiện nay, lãi suất vay ngân hàng 1 năm theo hình thức thế chấp dao động từ 10-16%. Tuy nhiên, hình thức vay này thường phù hợp với các gói vay mua trả góp xe hơi, nhà ở, du học,... cùng khoản tiền vay lớn, có thể lên tới hàng tỷ đồng. Do đó, các ngân hàng thường tung ưu đãi để đưa lãi suất áp dụng trong thời gian đầu vay thế chấp về mức thấp, khoảng từ 6%/năm trở lên.

Các loại lãi suất vay

Hiện nay, lãi suất vay ngân hàng được chia thành 3 loại gồm lãi suất cố định, thả nổi và hỗn hợp. Mỗi sản phẩm tín dụng sẽ áp dụng một loại lãi suất khác nhau.

Lãi suất cố định

Hiểu đơn giản, lãi suất cố định là mức lãi được giữ nguyên cho đến khi kết thúc thời gian vay vốn. Loại lãi này thường áp dụng cho các khoản vay ngắn hạn.

Ví dụ: Lãi suất vay vốn trong hợp đồng tín dụng là 8%, cố định trong 1 năm thì trong khoảng thời gian đó, dù lãi suất thị trường tăng hay giảm thì mức lãi suất cho vay vẫn giữ nguyên 8%, không thay đổi.

Lãi suất thả nổi

Lãi suất thả nổi được hiểu là loại lãi bị điều chỉnh, thay đổi theo thời gian, áp dụng cho tất cả các khoản vay. Thông thường, lãi suất thả nổi được tính dựa trên lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng hoặc 24 tháng cộng với biên độ lãi suất

Ví dụ: Giả sử với kỳ hạn vay 1 năm, lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng là 6%, biên độ lãi suất ngân hàng đưa ra là 3,5% thì lãi suất vay thả nổi là 9,5%.

Lãi suất hỗn hợp

Lãi suất hỗn hợp là loại lãi suất kết hợp giữa cố định và thả nổi, được áp dụng cho các khoản vay trung hoặc dài hạn theo gói ưu đãi của mỗi ngân hàng.

Ví dụ: Ngân hàng áp dụng lãi suất 8% cho khoản vay mua ô tô trong 1 năm (12 tháng) đầu. Từ tháng 13, lãi suất có thể sẽ được thả nổi theo công thức lãi suất vay = lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng + 3% (biên độ lãi suất). Giả sử lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng là 7,5% thì lãi suất vay kể từ tháng 13 trở đi = 7,5% + 3% = 10,5%.

Lãi suất chiết khấu ngân hàng

Lãi suất chiết khấu là loại lãi suất mà Ngân hàng Trung ương áp dụng vào các khoản tiền cho Ngân hàng thương mại nhằm đáp ứng nhu cầu tiền mặt trong ngắn hạn.

Lãi suất cơ bản

Lãi suất cơ bản được hiểu là lãi suất thường được các ngân hàng dựa vào để làm cơ sở ấn định mình lãi suất kinh doanh. Tại nước ta thì tỷ lệ lãi suất cơ bản này sẽ được Nhà nước công bố.

Lãi suất liên ngân hàng

Lãi suất liên ngân hàng là loại lãi suất được sử dụng giữa các ngân hàng với nhau. Lãi suất này được hình thành dựa trên quan hệ cung cầu vốn vay trên thị trường liên ngân hàng.

Bên cạnh đó, lãi suất liên ngân hàng sẽ chịu sự chi phối bởi lãi suất mà Ngân hàng Trung ương cho các ngân hàng trung gian vay.

Những lưu ý khi vay ngân hàng

Trước khi tiến hành vay vốn ngân hàng, bạn nên ghi nhớ 6 lưu ý quan trọng sau đây:

- Xác định chính xác nhu cầu, thu nhập cá nhân với khoản vay mong muốn để có thể cân đối tài chính, khả năng chi trả hàng tháng, đồng thời điều chỉnh khoản vay sát với nhu cầu thực tế.

- Tìm hiểu mức lãi suất, hạn mức vay, các gói vay của từng ngân hàng sao cho có lợi và phù hợp nhất với nhu cầu của bản thân bạn.

- Kiểm tra chính xác thông tin trên hợp đồng vay, điều khoản, điều kiện ghi trên hợp đồng

- Kiểm tra lại số tiền đã giải ngân theo đúng thỏa thuận, ngay lập tức khiếu nại khi phát hiện số tiền giải ngân không khớp với hợp đồng.

- Yêu cầu nhận lại hồ sơ từ phía ngân hàng.

Các yếu tố ảnh hưởng đến lãi suất

Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự tăng - giảm lãi suất tại các ngân hàng gồm:

Ảnh hưởng của mức cung cầu tiền tệ đến lãi suất

Cung cầu tiền tệ là tổng thể tiền tệ được sử dụng để giao dịch thanh toán trên thị trường.

Lãi suất là giá cả sử dụng vốn vì vậy bất kỳ sự thay đổi nào của cung và cầu hoặc cả cung và cầu tiền tệ không cùng một tỷ lệ đều sẽ là thay đổi mức lãi suất trên thị trường. Tuy mức biến động của lãi suất ít nhiều phụ thuộc vào các quy định của chính phủ và ngân hàng trung ương, song đa số các nước có nền kinh tế thị trường đều dựa vào nguyên lý này để xác định lãi suất.

Do vậy, có thể tác động vào cung cầu trên thị trường vốn để thay đổi lãi suất trong nền kinh tế cho phù hợp với mục tiêu, chiến lược trong từng thời kỳ chẳng hạn như thay đổi cơ cấu vốn đầu tư, tập trung vốn cho các dự án trọng điểm. Mặt khác, muốn duy trì sự ổn định của lãi suất thì sự ổn định của thị trường vốn phải được đảm bảo vững chắc.

Mối quan hệ giữa mức cung cầu tiền tệ với lãi suất là: Nếu mức cung tiền tệ tăng so với cầu tiền tệ thì lãi suất bị giảm và ngược lại mức cung tiền tệ giảm so với cầu tiền tệ thì lãi suất sẽ tăng.

Ảnh hưởng của lạm phát đến lãi suất

Khi lạm phát được dự đoán tăng trong một thời kỳ nào đó, chi phí thực của việc vay tiền giảm xuống, kích thích người ta đi vay nhiều hơn là bỏ tiền ra cho vay. Lúc này, lãi suất sẽ có xu hướng tăng. Điều này là xuất phát từ mối quan hệ giữa lãi suất thực và lãi suất danh nghĩa và để duy trì lãi suất thực không đổi, tỷ lệ lạm phát tăng đòi hỏi lãi suất danh nghĩa phải tăng lên tương ứng. Mặt khác, công chúng dự đoán lạm phát tăng sẽ dành phần tiết kiệm của mình cho việc dự trữ hàng hoá hoặc những dạng thức phi tài sản khác như vàng, ngoại tệ mạnh hoặc đầu tư vốn ra nước ngoài nếu có thể. Tất cả những điều này làm giảm cung quỹ cho vay và gây áp lực tăng lãi suất trên thị trường.

Tóm lại: Khi lạm phát dự tính tăng, lãi suất tăng. Từ mối quan hệ này cho thấy ý nghĩa và tầm quan trọng của việc khắc phục tâm lý lạm phát đối với việc ổn định lãi suất, sự ổn định và tăng trưởng của nền kinh tế.

Ảnh hưởng của ổn định nền kinh tế đến lãi suất

Khi nền kinh tế ổn định và phát triển, của cải vật chất trong xã hội tăng lên, đời sống của người dân ổn định. Lúc này họ không còn chỉ nghĩ tiết kiệm tiền để lo trang trải cuộc sống nữa mà sẽ nghĩ đến gửi lấy lãi tiết kiệm., hoặc đem tiền đi đầu tư vào thị trường chứng khoán chẳng hạn. Từ đây, cung tiền cho vay tăng lên, lãi suất có xu hướng giảm, ảnh hưởng đến cầu tiền tệ. Khi nền kinh tế phát triển mạnh, các doanh nghiệp có ý định vay vốn để đầu tư kinh doanh, sinh lời. Cầu tiền cho xu hướng tăng lên, lãi suất có xu hướng tăng.

Ảnh hưởng từ các chính sách của Nhà nước đến lãi suất

Chính sách tài chính: bao gồm chi tiêu của chính phủ và thuế khóa. Chi tiêu của chính phủ là một nhân tố then chốt định mức tổng chi tiêu. Khi nhà nước thực hiện một chính sách tài chính bành trướng (tăng chi tiêu của Chính phủ và giảm thuế) sẽ ảnh hưởng đến thăng bằng của thị trường hàng hóa và thị trường tiền tệ, từ đó ảnh hưởng đến lãi suất. Khi chi tiêu của chính phủ tăng trực tiếp làm tăng tổng cầu, đường cầu dịch chuyển về bên phải, khi chính phủ giảm thuế, làm cho nhiều thu nhập hơn được sẵn sàng để chi tiêu và làm tăng tổng sản phẩm bằng cách tăng chi tiêu, tiêu dùng. Mức cao hơn của tổng sản phẩm làm tăng lượng cầu tiền tệ, đường cầu dịch chuyển về bên phải, lãi suất tăng. Ngoài ra, thuế còn có thể tác động đến mức sản lượng tiềm năng, chẳng hạn việc giảm thuế đánh vào thu nhập từ đầu tư làm cho các ngành tăng đầu tư vào máy móc, nhà máy, tổng sản phẩm tiềm năng được tăng lên, tăng lượng cầu tiền tệ, đường cầu dịch chuyển về bên phải, lãi suất tăng lên.

Chính sách tiền tệ: với tư cách ngân hàng của các ngân hàng, ngân hàng trung ương thực hiện vai trò chỉ huy đối với toàn bộ hệ thống ngân hàng của một quốc gia. Với công cụ lãi suất, ngân hàng trung ương có thể điều tiết hoạt động của nền kinh tế vĩ mô bằng các phương pháp: quy định lãi suất cho thị trường; thực hiện chính sách lãi suất tái chiết khấu; thực hiện chính sách thị trường mở; thực hiện tăng hay giảm mức dự trữ bắt buộc.

Chính sách thu nhập: đó là chính sách về giá cả và tiền lương. Nếu mức giá cả giảm mà cung tiền tệ không thay đổi, giá trị của đơn vị tiền tệ theo giá trị thực tế tăng, bởi vì nó có thể dùng để mua nhiều hàng hóa và dịch vụ hơn. Do vây cũng như ảnh hưởng của một sự tăng lên trong cung tiền tệ khi mức giá được giữ cố định, làm lãi suất giảm. Ngược lại một mức giá cao hơn làm giảm cung tiền tệ theo giá trị thực tế, làm tăng lãi suất. Như vậy một sự thay đổi về chính sách giá cả cũng làm thay đổi lãi suất. Yếu tố cấu thành quan trọng nhất của chi phí sản xuất là chi phí tiền lương, khi tiền lương tăng làm chi phí sản xuất tăng, làm giảm lợi nhuận theo đơn vị sản phẩm tại một mức giá cả, giảm nhu cầu đầu tư, cầu tiền tệ giảm, lãi suất giảm.

Chính sách tỷ giá: bao gồm các biện pháp liên quan đến việc hình thành quan hệ về sức mua giữa tiền của nước này so với một ngoại tệ khác, nhất là đối với các ngoại tệ có khả năng chuyển đổi. Tỷ giá sẽ tác động đến quá trình sản xuất kinh doanh và xuất nhập khẩu hàng hóa của một nước. Khi nhà nước tăng tỷ giá ngoại tệ sẽ làm tăng giá của hàng nhập khẩu, dẫn đến tăng chi phí đầu vào của các xí nghiệp, giá hàng hóa trong nước tăng lên, lợi nhuận giảm, nhu cầu đầu tư giảm, cầu tiền tệ giảm, lãi suất giảm. Mặt khác, khi tỷ giá ngoại tệ tăng, lượng tiền cung ứng để đảm bảo cân đối ngoại tệ cần chuyển đổi tăng lên, lãi suất giảm.

Nhìn chung, hầu hết ngân hàng đều có hai hình thức vay là vay tín chấp và vay thế chấp, tương ứng với đó là lãi suất vay tín chấp và thế chấp. Có 3 loại lãi suất chính là cố định, thả nổi và hỗn hợp. Trước khi vay, bạn nên tìm hiểu kỹ hơn về chính sách lãi suất vay ngân hàng của từng đơn vị cho vay. VietnamBiz luôn tổng hợp đầy đủ, chính xác thông tin lãi suất ngân hàng từ các cơ quan báo chí chính thống và uy tín trong nước.