Tại sàn HOSE, dòng tiền khối ngoại tiếp tục mạnh tay mua ròng 935 tỷ đồng ở thị trường cổ phiếu và chứng chỉ quỹ, tương đương gần 33,8 triệu đơn vị. Như vậy, chỉ sau 5 phiên liên tiếp, nhóm này đã rót ròng hơn 1.700 tỷ đồng vào HOSE.
Thị trường chứng khoán Việt Nam đang trong nhịp điều chỉnh mạnh nhất kể từ khi bắt đầu chu kỳ tăng điểm đầu tháng 4/2020. VN-Index giảm chóng vánh hơn 150 điểm kéo theo hàng chục tỷ USD vốn hóa của thị trường bay hơi. Nhà đầu tư không khỏi hoang mang trước diễn biến này của thị trường.
Việt Nam đang đẩy mạnh chiến dịch thanh lọc các thị trường tài chính, xử lý nghiêm các vi phạm nhằm củng cố vị thế là điểm đến cho dòng vốn đầu tư quốc tế.
Thông tin vụ án “Thao túng thị trường chứng khoán” tại Chứng khoán Trí Việt và các công ty “nhóm Louis” (Louis Holdings, Louis Capital, Louis Land và các công ty liên quan) thu hút sự quan tâm của giới đầu tư. Vây những công ty này từng có mối quan hệ như thế nào?
Trong phần lớn thời gian giao dịch cổ phiếu lớn trong rổ VN30 giao dịch với vai trò trụ đỡ, tuy nhiên sức ép bán ra trong phiên đáo hạn phái sinh tiếp tục khiến chỉ số chùn bước, quay đầu giảm gần 9 điểm.
Theo UBCKNN, từ lúc phát hiện ra các giao dịch có dấu hiệu bất thường, đến lúc xử lý được một vụ việc thao túng chứng khoán thì các cơ quan chức năng phải tiến hành điều tra chặt chẽ, đòi hỏi nhiều nghiệp vụ phức tạp và mất nhiều thời gian.
Với việc VN-Index đã giảm 7,6% từ đầu năm, VinaCapital cho rằng thị trường chứng khoán Việt Nam đang ở mức giá rất hợp lý cho đầu tư dài hạn. Tại ngày 20/4, VN Index đang có mức P/E năm 2022 là 12,2 lần, thấp hơn hẳn so với mức trung bình 5 năm gần nhất (14,5 lần).
Trong phiên giao dịch vừa qua, tổ chức trong nước (bao gồm tự doanh công ty chứng khoán) chuyển hướng mua ròng 515,6 tỷ đồng. Tính riêng khớp lệnh thì họ gom ròng 516,9 tỷ đồng.
Trong quý đầu năm, cổ phiếu niêm yết giữ tỷ trọng thấp nhất trong danh mục tự doanh của MBS với khoảng hơn 200 tỷ đồng. Trong đó các cổ phiếu chiếm tỷ trọng cao nhất trong danh mục có HPG (41 tỷ đồng), VHM (25,5 tỷ đồng), FPT (24,8 tỷ đồng),...
Theo nhận định của công ty chứng khoán, áp lực bán cũng hạ nhiệt, thể hiện qua thanh khoản giảm so với phiên trước. Do vậy, vẫn có thể kỳ vọng nhịp hồi phục sẽ sớm xuất hiện tại VN30-Index.
Theo dự báo của công ty chứng khoán, VN-Index có thể sẽ kiểm định lại vùng hỗ trợ kế tiếp là 1.350 điểm trong những phiên giao dịch tới. Đồng thời, các chỉ số rơi vào vùng quá bán mạnh cho thấy thị trường có thể sẽ sớm xuất hiện nhịp nhồi phục ngắn hạn
Thông báo phát đi của Chứng khoán VPS cho thấy ông Nguyễn Mạnh Tuấn đã bị bán giải chấp cổ phiếu L14 ngay trước nhịp lao dốc của thị trường chứng khoán Việt Nam.
Một số cổ phiếu đáng chú ý được các công ty chứng khoán đưa ra gồm: DPM (Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí-CTCP), TLG (Tập đoàn Thiên Long), DRI (Đầu tư Cao su Đắk Lắk).
Ngân hàng không còn là gánh nặng lớn nhất đối với thị trường khi sắc xanh xuất hiện tại một vài bluechip. Tuy nhiên, SHB và LPB tiếp tục nới rộng đà giảm và chạm giá sàn trong phiên giao dịch hôm nay (20/4)
Danh mục tự doanh của BSC cuối quý I có giá trị hợp lý lên tới 1.282 tỷ đồng, tăng gần 240 tỷ đồng so với đầu năm, trong đó phần lớn là tiền gửi có kỳ hạn và trái phiếu.
Tại sàn HOSE, nhà đầu tư ngoại có phiên mua ròng thứ 4 liên tiếp với quy mô ngày càng được mở rộng lên mức 439 tỷ đồng, tăng 60% so với phiên trước. Về khối lượng, nhóm này rót vốn ròng vào 23,8 triệu đơn vị, lan toả tại nhiều nhóm cổ phiếu.
Thị trường chứng khoán Việt Nam đang trong đợt điều chỉnh mạnh khiến tâm lý nhà đầu tư có phần bi quan. Trước diễn biến trên, phóng viên đã có cuộc phỏng vấn ông Đinh Quang Hinh, Trưởng Bộ phận Kinh tế vĩ mô & Chiến lược thị trường, Công ty Chứng khoán VNDirect.
Theo góc nhìn của chuyên gia kinh tế TS. Lê Xuân Nghĩa, thị trường trái phiếu sẽ phát triển èo uột với một khuôn khổ pháp lý chật hẹp, điều này sẽ ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của các doanh nghiệp khởi nghiệp, chế biến chế tạo.