|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Phiên 21/4: Khối ngoại tăng mạnh lực mua ròng, tâm điểm ở VRE, NLG, DXG

17:49 | 21/04/2022
Chia sẻ
Tại sàn HOSE, dòng tiền khối ngoại tiếp tục mạnh tay mua ròng 935 tỷ đồng ở thị trường cổ phiếu và chứng chỉ quỹ, tương đương gần 33,8 triệu đơn vị. Như vậy, chỉ sau 5 phiên liên tiếp, nhóm này đã rót ròng hơn 1.700 tỷ đồng vào HOSE.

Kết thúc phiên đáo hạn phái sinh tháng 4, VN-Index tiếp tục không giữ được mốc 1.380 điểm. Tuy nhiên lực bán có phần hạ nhiệt và không còn gay gắt như các phiên trước. VN-Index đóng cửa bằng 1 cây nến doji cho thấy lực mua - bán trong phiên khá cân bằng.

Đóng cửa, VN-Index giảm 14,51 điểm (1,05%) còn 1.370,21 điểm, HNX-Index giảm 13,43 điểm (3,53%) xuống 366,61 điểm, UPCoM-Index giảm 1,51 điểm (1,42%) về 104,89 điểm.

Thanh khoản cả thị trường tiếp tục tăng so với phiên giao dịch trước đó. Khối lượng giao dịch đạt hơn 1 tỷ đơn vị, tương ứng 28.131 tỷ đồng. Trong đó, giá trị giao dịch trên HOSE là 23.787 tỷ đồng, tăng 16% so với phiên hôm qua. 

 

Xu hướng giao dịch của khối ngoại tại HOSE trong 30 phiên gần nhất. (Nguồn: Thảo Bùi tổng hợp.)

 

Tại sàn HOSE, dòng tiền khối ngoại tiếp tục mạnh tay mua ròng 935 tỷ đồng ở thị trường cổ phiếu và chứng chỉ quỹ, tương đương gần 33,8 triệu đơn vị. Như vậy, chỉ sau 5 phiên liên tiếp, nhóm này đã rót ròng hơn 1.700 tỷ đồng vào HOSE.

 

 Nguồn: Thảo Bùi tổng hợp.

 

Mặc dù tăng hơn 112% quy mô mua ròng so với phiên trước, sàn HOSE không ghi nhận mã nào được mua gom trên 100 tỷ đồng trong phiên.

Thống kê top10 mã thu hút lực cầu ngoại lớn nhất trong phiên, cổ phiếu VRE của Vincom Retail dẫn đầu khi thu hút 71,1 tỷ đồng vốn ngoại. Theo sau, dòng tiền cũng xuất hiện ở nhiều đại diện nhóm bất động sản, phải kể đến như NLG (48,9 tỷ đồng), DXG (44,6 tỷ đồng), VIC (31,7 tỷ đồng), KBC (30,9 tỷ đồng)…

 Kế đó, dòng tiền ngoại cũng tìm đến hai “ông lớn” nhóm thực phẩm đồ uống là VNM (56,8 tỷ đồng) và MSN (47 tỷ đồng), trước khi mua ròng nhẹ hơn các mã STB (37,3 tỷ đồng), HAH (35,2 tỷ đồng), GAS (30,6 tỷ đồng)… 

 

Nguồn: Thảo Bùi tổng hợp.

 

 

Ở chiều ngược lại, mặc dù mua ròng bộ đôi VRE và VIC, nhà đầu tư ngoại lại đảo chiều bán ròng hơn 63,2 tỷ đồng cổ phiếu VHM của Vinhomes. Đáng chú ý, đây cũng là mã tác động tiêu cực nhất tới thị trường khi chỉ riêng VHM đã lấy đi hơn 3 điểm của VN-Index.

Ngay sau đó, nhóm này đảo chiều chốt lời 60,6 tỷ đồng cổ phiếu DPM của Đạm Phú Mỹ. Bất chấp áp lực điều chỉnh của VN-Index vẫn chưa dừng lại, cổ phiếu DPM vẫn duy trì được sắc xanh về cuối phiên khi tang 2,29%.

Theo sau, danh mục bán ròng của khối ngoại lần lượt tìm đến CII (50,8 tỷ đồng), OCB (33,7 tỷ đồng), HPG (22,5 tỷ đồng), SSI (20,1 tỷ đồng),…

Trên sàn HNX, giao dịch đảo chiều bán ròng 17,5 tỷ đồng ngay sau một phiên mua nhẹ. Về khối lượng, nhóm này rút ròng khỏi 328.300 đơn vị.

Về giá trị cụ thể, nhóm này đẩy mạnh xả ròng ở bộ đôi cổ phiếu VCS của Vicostone (7,4 tỷ đồng) và SHS của Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội (7 tỷ đồng). Bên cạnh đó, lực bán cũng lần lượt tìm đến PVC (2,1 tỷ đồng), PVS (2,1 tỷ đồng), BVS (1,4 tỷ đồng)…

Xét giao dịch bên mua, cổ phiếu PVI được mua ròng nhiều nhất với 3,4 tỷ đồng, theo sau bởi DL1 (1 tỷ đồng). Nối dài danh mục mua gom của khối ngoại còn có BCC (669 triệu đồng), PLC (626 triệu đồng), TA9 (605 triệu đồng)…

Tại thị trường UPCoM, nhà đầu tư ngoại duy trì xu hưởng rút ròng về giá trị với 246 triệu đồng. Tuy vậy, về khối lượng, nhóm này mua ròng tại 165.100 cổ phiếu.

Cụ thể, cổ phiếu MCH vươn lên dẫn đầu chiều bán ròng với quy mô 8,3 tỷ đồng, trước khi khối ngoại bán nhẹ hơn hai mã VEA (4,2 tỷ đồng), NTC (1,2 tỷ đồng). Một số cổ phiếu cũng ghi nhận giao dịch cùng chiều là CSI, SIP, BSL…

 

Tại chiều mua, cổ phiếu QNS của Đường Quảng Ngãi trở lại thu hút phần lớn lực cầu khi được mua gom 7,2 tỷ đồng, vượt xa những mã còn lại. Kế đó, lực cầu ngoại còn tìm đến VTP (1,9 tỷ đồng), CLX (1,9 tỷ đồng), LTG (1,4 tỷ đồng)…

Thảo Bùi