Khi ai cũng đã dùng iPhone, Apple sẽ làm gì tiếp theo?
15 năm sau khi ra mắt, iPhone “tiếp tục thay đổi thế giới”, Tim Cook, CEO Apple, chia sẻ khi Apple công bố kết quả kinh doanh quý vào ngày 28/7 vừa qua. iPhone đã thay đổi Apple. Trong một tuần không yên ả với cổ phiếu công nghệ, Apple công bố kết quả kinh doanh với doanh thu cao hơn dự đoán của các nhà đầu tư, phần lớn là nhờ iPhone với doanh thu bán hàng hơn 40 tỷ USD trong quý gần nhất, theo Economist.
Thế nhưng, khi thị trường smartphone toàn cầu bão hoà, vai trò chi phối của iPhone trong “kho tàng” của Apple cũng giảm dần. Trong quá khứ, có thời điểm iPhone đóng góp 2/3 doanh thu cho Apple. Thế nhưng, trong quý gần nhất, chiếc điện thoại này chiếm tỷ trọng chưa tới 1/2 doanh thu.
Tại trụ sở Apple, các kỹ sư đang ngày đêm cố gắng tạo ra các thiết bị mới một ngày nào đó có thể thế chỗ smartphone. Thế nhưng, phần lớn tương lai của Apple hiện đã rõ ràng: phần phần ngày càng lớn doanh thu và lợi nhuận sẽ không đến từ bất kỳ thiết bị nào mà đến từ dịch vụ.
Trong 3 thập niên đầu tiên, Apple Computer chỉ sản xuất những gì xuất hiện trên chính trên gọi của nó. Mãi đến năm 2016, máy tính Macintosh lần đầu tiên bán kém chạy hơn một thiết bị khác: máy nghe nhạc iPod. Năm sau đó, Apple ra mắt iPhone và bỏ từ Computer khỏi tên gọi của mình. Đến năm 2015, doanh thu từ iPhone chạm mốc 155 tỷ USD, cao gấp đôi những gì Apple kiếm được từ tất cả các hoạt động khác cộng lại.
Thế nhưng, sau 15 năm liên tục mở rộng, thị trường smartphone toàn cầu đi ngang, theo IDC. Công ty dữ liệu này cũng dự đoán thị trường smartphone toàn cầu sẽ không tăng trưởng trong 4 năm tiếp theo. Apple vẫn còn dư địa để tăng thị phần. Mặc dù ở Mỹ iPhone đang chiến gần một nửa doanh số điện toại bán ra, ở Châu Âu, tỷ lệ của Apple chỉ là khoảng 1/4, theo Kantar. Dù sao đi nữa, những năm tháng tăng trưởng mạnh của Apple đã qua.
Hiện tại, Apple đang bắt đầu có doanh thu từ các dòng sản phẩm khác. AirPods trở thành thiết bị tai nghe không dây dẫn đầu thị trường trong khi đó Apple Watch cũng là dòng đồng hồ thông minh thành công nhất. Năm ngoái, các dòng sản phẩm “thiết bị đeo” và phụ kiện gia đình chiếm tỷ trọng 1/10 trong tổng doanh thu Apple.
Năm 2023, Apple được kỳ vọng sẽ ra mắt thiết bị đeo thực tế mô phỏng đầu tiên. Apple cũng đang thiết kế các giao diện cho xe hơn và thậm chí có thể sẽ tự mình sản xuất xe trong tương lai. Bên cạnh đó, nhiều chuyên gia dự đoán Apple cũng có thể trở thành một đối thủ đáng gờm trong mảng chăm sóc sức khoẻ.
Trong lúc Apple tham vọng bán được nhiều thiết bị hơn tới người dùng, hãng này có một chiến lược khác diễn ra song song. Apple hiện đã bán được khoảng 1,8 tỷ thiết bị phần cứng và hiện tại Apple đang bán “quyền tiếp cận” với người dùng của mình tới các công ty khác bằng cách đăng ký sử dụng các dịch vụ bên thứ ba thông qua thiết bị Apple. Ông Luca Maestri, giám đốc tài chính Apple, mới đây cho biết các thiết bị đang được sử dụng của Apple “là cỗ máy khổng lồ cho mảng kinh doanh dịch vụ của hãng này”.
Chiến lược nói trên của Apple đang tăng tốc. Năm ngoái, mảng dịch vụ mang về 68 tỷ USD doanh thu, chiếm tỷ trọng 19%. Con số này cao gấp đôi so với thời điểm năm 2015. Trong quý kinh doanh gần nhất, tỷ trọng doanh thu từ dịch vụ của Apple thậm chí còn cao hơn ở mức 24%. Apple không chia sẻ cụ thể phí dịch vụ của hãng này đến từ đây song The Economist nhận định phần lớn đến từ phí kho ứng dụng Apple Store.
Năm ngoái, Sensor Tower dự đoán phí từ App Store của Apple có thể lên tới 25 tỷ USD. Phần lớn tiếp theo có thể là khoản thanh toán từ Google để trở thành công cụ tìm kiếm mặc định trên thiết bị của Apple. Năm 2020, mức phí này là 10 tỷ USD và các nhà phân tích tin rằng con số này hiện tại có thể đang tiệm cận mốc 20 tỷ USD. Mảng kinh doanh quảng cáo (phần lớn là bán quảng cáo tìm kiếm trong App Store) cũng sẽ mang về khoảng 7 tỷ USD trong năm nay, theo dự phóng của eMarketer.
Phần lớn số phí còn lại đến từ các dịch vụ đăng ký trả phí như iCloud, Apple Music, Apple Care, Apple TV+, Apple Fitness, Apple Arcade và Apple Pay. Apple cũng đang liên tục bổ sung thêm các dịch vụ mới.
Tháng 11 năm ngoái, Apple ra mắt dịch vụ đăng ký hỗ trợ sản phẩm cho các doanh nghiệp nhỏ có tên Apple Business Essentials trong đó cung cấp các dịch vụ như hỗ trợ công nghệ, quản trị thiết bị… Hồi tháng 6, Apple công bố thêm dịch vụ “mua trước, trả sau”. Apple nói rằng Apple đang có tổng cộng 860 triệu người dùng đăng ký trả phí, cao hơn 25% so với cùng kỳ một năm trước đó.
Mặc dù một số mảng dịch vụ khiến Apple mất nhiều chi phí đầu tư (ví dụ như sản xuất nội dung cho Apple TV+). Một số mảng dịch vụ khác, ví dụ như các dịch vụ liên quan đến App Store và khoản thanh toán từ Google, lại có đóng góp tích cực đến kết quả kinh doanh cuối cùng.
Trong quý gần nhất, lợi nhuận gộp của Apple ở mảng phần cứng là 35%, trong khi đó con số này ở mảng dịch vụ lên tới 72%. Năm 2021, mảng dịch vụ chiếm 19% tỷ trọng doanh thu Apple song chiếm tới 31% lợi nhuận gộp.
Mô hình kinh doanh của Apple đang “chuyển đổi từ tối đa tăng trưởng người dùng thiết bị sang tói đa khả năng kiếm tiền từ tệp người dùng”, Erik Woodring của Morgan Stanley nói. Ông cho rằng việc theo đuổi mảng dịch vụ có thể giúp Apple có thêm 1 nghìn ty USD giá trị vốn hoá.
Một người dùng Apple trung bình hiện đang chi tiêu khoảng 10 USD cho dịch vụ mỗi tháng, thấp hơn nhiều so với những gì họ có thể bỏ ra cho các dịch vụ như LinkedIn hay Peloton. Diều này đồng nghĩa với việc Apple còn rất nhiều “đường băng” cho tăng trưởng.
Hiện tại, thị trường vẫn đang cho rằng Apple là một công ty phần cứng song Apple muốn các nhà đầu tư nhìn nhận hãng này dẫn trở thành một công ty dịch vụ. Mới đây, Tim Cook, CEO Apple, nói rằng việc tích hợp các dịch vụ của Apple với phần mềm và phần cứng của hãng này là “tiêu điểm trong nỗ lực và triết lý của chúng tôi”, Apple thậm chí còn có thể sẽ sớm triển khai dịch vụ cho thuê iPhone trả phí hàng tháng.
Dù vậy, đẩy mạnh mảng dịch vụ này cũng kèm theo rủi ro. Khách hàng chưa quen với việc đăng ký sử dụng thiết bị hàn tháng (mặc dù điều này cũng không quá khác biệt so với việc trả góp mua thiết bị). Apple cần tìm cách để cung cấp dịch vụ trả phí sử dụng iPhone để không làm ảnh hưởng đến các đối tác bán lẻ và các nhà mạng (nhóm phân phối đang phân phối 85% số lượng iPhone). Bên cạnh đó, hoạt động dịch vụ cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro liên quan đến cơ chế quản lý, điều hành của cơ quan có thẩm quyền.
Ngoài ra, không phải tất cả các dịch vụ đều có thể chống chọi tốt trong bối cảnh suy thoái. Hôm 28/7, Apple cảnh báo rằng tăng trưởng ở mảng doanh thu dịch vụ có thể sẽ chậm đi trong quý tới.