Kế hoạch tăng vốn sẽ giúp Vietnam Airlines có thêm nguồn tiền để trả nợ và sản xuất kinh doanh, đồng thời giảm tỷ lệ sở hữu của Nhà nước, thay đổi cách quản trị.
Trong nửa đầu năm 2021, Vietnam Airlines đạt doanh thu hơn 14.000 tỷ, giảm 43% so với cùng kỳ 2020. Mảng vận tải hàng không đóng góp khoảng 2/3 tổng doanh thu.
Vietnam Airlines ước tính vốn chủ sở hữu thời điểm cuối năm 2021 sẽ không âm nhờ sắp huy động thêm 8.000 tỷ đồng từ đợt chào bán cho cổ đông hiện hữu. Nhờ vậy, hơn 1,4 tỷ cổ phiếu HVN có thể tiếp tục được giao dịch ở HOSE.
Vietnam Airlines sẽ dùng một phần số tiền huy động được trong đợt phát hành 800 triệu cổ phiếu HVN để thanh toán nợ vay đến hạn cho các tổ chức tín dụng như Vietcombank, BIDV, SeABank, JPMorgan Chase …
Chủ tịch Vietnam Airlines cho biết trong tháng 6 vừa qua, doanh thu chở hàng hóa đã lớn hơn nguồn thu từ chở hành khách. Tổng công ty này đang nghiên cứu lập đề án thành lập hãng chuyên chở hàng (freighter) để nắm bắt nhu cầu.
Kế hoạch phát hành cổ phiếu này là một phần trong gói hỗ trợ tổng trị giá 12.000 tỷ đồng mà Quốc hội và Chính phủ đã phê duyệt, dự kiến đem về cho Vietnam Airlines khoảng 8.000 tỷ đồng
Sau khi lỗ kỷ lục gần 11.200 tỷ đồng trong năm 2020, Vietnam Airlines dự kiến sẽ lỗ thêm 14.526 tỷ trong năm 2021 do nhiều yếu tố bất lợi liên quan tới COVID-19.
Trong khi các hãng hàng không như Vietnam Airlines đang thua lỗ nghìn tỷ và có nguy cơ phá sản thì đơn vị quản lý các sân bay là ACV vẫn đang sống tương đối khỏe cùng khoản tiền gửi gần 33.000 tỷ đồng.
Các nhóm trụ lớn như ngân hàng, chứng khoán, dầu khí đều bị bán tháo mạnh, chỉ có một số ít cổ phiếu trong ngành hàng không, bia rượu, dược phẩm như VJC, HVN, SAB, DHG, … là giữ được sắc xanh.
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.