Trong quý I, các hãng hàng không nước ta gồm Vietnam Airlines, Vietjet Air, Pacific Airlines, Vasco, Bamboo Airways và Vietravel Airlines khai thác tổng cộng 58.302 chuyến bay, giảm 1/4 so với cùng kỳ 2020.
Cuối năm 2020, Vietnam Airlines có 19.690 cán bộ nhân viên, giảm 1.476 người so với ngày đầu năm. Chi phí cho nhân công trong kỳ cũng sụt giảm khoảng 50%.
Chứng khoán HSC ước tính Vietnam Airlines sẽ lỗ ròng khoảng 4.250 tỷ đồng trong quý I/2021, cao hơn đáng kể so với số lỗ cùng kỳ năm ngoái (I/2020) cũng như quý liền trước (IV/2020). Nguyên nhân là tác động của COVID-19 và cách tính khấu hao.
Vietnam Airlines hy vọng có thể bay thẳng đến Mỹ để vừa đáp ứng nhu cầu đi lại của hành khách, vừa tối ưu sử dụng đội tàu bay thân rộng đang dư thừa trong thời dịch.
Vietnam Airlines cho biết đã đề xuất vận chuyển nội địa miễn phí từ ngày 15/3 đối với các lô vắc xin COVID-19 mà Việt Nam tiếp nhận từ nguồn cơ chế COVAX.
Lãi suất tái cấp vốn là lãi của khoản vay mà các tổ chức tín dụng (TCTD) vay từ Ngân hàng Nhà nước, khác với lãi suất mà Vietnam Airlines phải trả khi đi vay các TCTD.
Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) mong muốn được đầu tư nhiều hạng mục tại Cảng Hàng không quốc tế Long Thành với tổng giá trị gần 10.000 tỷ đồng trong giai đoạn 2021-2030.
Tổng Công ty hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) cho biết đã đề xuất với cơ quan y tế để được giao vận chuyển vắc xin phòng chống dịch COVID-19 về Việt Nam.
Đại dịch COVID-19 đã tác động tiêu cực lên hoạt động kinh doanh của nhiều ngành nghề đặc biệt là ngành hàng không, du lịch, khách sạn,... khiến nhiều doanh nghiệp ôm lỗ hàng nghìn tỷ, thậm chí có công ty bị lỗ "đè" đến hàng chục nghìn tỷ đồng năm COVID-19.
Nhờ tính khấu hao theo số giờ khai thác thực tế thay vì theo phương pháp đường thẳng như các năm trước, Vietnam Airlines đã giảm được hơn 2.800 tỷ đồng thua lỗ trong năm 2020.
Một số cổ phiếu đáng chú ý trong phiên 14/1 được các công ty chứng khoán đưa ra gồm: HVN (Vietnam Airlines), AGG (Bất động sản An Gia) và VGS (Ống thép Việt Đức).