Hội nhập FTA trước thềm 2021
Trong số các FTA này có cả các FTA thế hệ mới tiêu chuẩn cao nhất (như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương CPTPP, EVFTA), FTA có quy mô lớn nhất (như RCEP) và nhiều FTA truyền thống.
Bức tranh thương mại – đầu tư quốc tế năm 2020
Cán cân thương mại xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2020
Trong năm 2020, trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 cản trở nghiêm trọng hoạt động xuất nhập khẩu trên toàn thế giới, xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam vẫn tăng trưởng dương, lần lượt là 6,5% và 3,6% so với cùng kỳ năm trước.
Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu mặc dù đã giảm đáng kể so với năm 2019 (năm 2019, kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu lần lượt tăng 8,1% và 7% so với năm 2018), nhưng vẫn được đánh giá là khả quan so với mặt bằng chung của thế giới, đưa Việt Nam đứng thứ 22 thế giới về quy mô kim ngạch và năng lực xuất khẩu.
Năm 2020 là năm thứ 5 liên tiếp Việt Nam xuất siêu, với mức thặng dư cao nhất từ trước tới nay, đạt 19,1 tỷ USD.
Những mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam năm 2020, so với cùng kỳ năm 2019
Dưới tác động của dịch COVID-19, kết quả xuất nhập khẩu có sự phân hóa rõ ràng giữa các nhóm hàng hóa. Cụ thể, các sản phẩm phục vụ nhu cầu phát sinh đột biến trong mùa dịch như: điện thoại, điện tử, máy tính, linh kiện… ghi nhận mức tăng cao.
Trong khi các nhóm hàng không thiết yếu (dệt may, giày dép và các nguyên phụ liệu…) có xu hướng giảm.
Các mặt hàng điện thoại, điện tử, máy tính, linh kiện chiếm xấp xỉ 1/3 tổng kim ngạch cả xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam, chiếm tỷ trọng lớn nhất về kim ngạch.
Nhập khẩu máy móc, phụ tùng phục vụ sản xuất đứng thứ hai về kim ngạch nhập khẩu, chiếm tỷ trọng 14,2%.
Các thị trường xuất nhập khẩu chính của Việt Nam năm 2020
Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, chiếm tới 27,14% tổng giá trị xuất khẩu (tăng so với mức 23% của 2019) mặc dù tốc độ tăng trưởng tổng kim ngạch đã giảm nhẹ (24,5%, so với 27,8% năm 2019); Trung Quốc và EU lần lượt là các thị trường xuất khẩu lớn thứ hai và ba của Việt Nam.
Trung Quốc vẫn duy trì vị trí thị trường nhập khẩu chính của Việt Nam, chiếm gần 1/3 tổng nhập khẩu (cao hơn so với tỷ trọng 29,7% năm 2019); Hàn Quốc là nguồn nhập khẩu lớn thứ hai của Việt Nam, chiếm 17,6% tổng kim ngạch nhập khẩu.
Như vậy gần phân nửa hàng hóa mà Việt Nam nhập khẩu năm 2020 là từ hai thị trường này. Đây cũng là hai nguồn nhập siêu lớn nhất vào Việt Nam.
Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam năm 2020 sụt giảm mạnh, chỉ bằng 3/4 số vốn thu hút năm 2019. Trong tình hình sụt giảm mạnh của nguồn vốn FDI trên thế giới trong đại dịch (giảm 49% trong nửa đầu năm 2020 so với cùng kỳ - theo UNESCAP), mức giảm này của Việt Nam vẫn được xem là khả quan.
Sụt giảm vốn FDI năm 2020 chủ yếu do vốn FDI gián tiếp (góp vốn, mua cổ phần của các doanh nghiệp Việt Nam) giảm mạnh.
Vốn FDI đăng ký mới cũng giảm nhưng chỉ bằng nửa tốc độ giảm tổng FDI; 2020 là năm thứ ba liên tiếp vốn đăng ký mới giảm; số lượng các dự án được cấp phép mới cũng giảm 35% so với năm 2019.
Trong khi đó các FDI hiện hữu tại Việt Nam lại có xu hướng điều chỉnh mở rộng quy mô hoạt động, với mức tăng 10,6% so với năm 2019, chiếm 22,46% tổng vốn đăng ký (so với mức 15,25% năm 2019).
Bản tin "Doanh nghiệp và Tự do hóa thương mại", ấn phẩm xuất bản hàng quý của Trung tâm WTO và Hội nhập thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI).
Chi tiết về Bản tin “Doanh nghiệp và Tự do hóa thương mại” số 20+21 Quý III+IV/2020