Hội Người đi biển Việt Nam (Vietnam Seafarers Union - VSU) là gì?
Hình minh hoạ (Nguồn: seafarerscentral)
Hội Người đi biển Việt Nam
Khái niệm
Hội Người đi biển Việt Nam có tên gọi tiếng Anh là Vietnam Seafarers Union - VSU.
Hội Người đi biển Việt Nam là tổ chức xã hội nghề nghiệp tự nguyện của công dân Việt Nam hoạt động liên quan đến lĩnh vực đi biển.
Hội tập hợp, đoàn kết, hỗ trợ, bảo vệ lợi ích cho các hội viên, tổ chức trao đổi kinh nghiệm đi biển cho hội viên, động viên và chia sẻ, giúp đỡ nhau trong lúc khó khăn, trong công việc và trong cuộc sống;
Xây dựng qui tắc đạo đức nghề nghiệp, tăng cường khối đại đoàn kết giữa những người đi biển góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Nhiệm vụ của Hội
1. Hoạt động của Hội phải theo đúng Điều lệ đã được phê duyệt.
2. Tập hợp, đoàn kết những cá nhân, tổ chức hoạt động liên quan đến lĩnh vực đi biển.
3. Tổ chức các hoạt động để các hội viên trao đổi kinh nghiệm đi biển cho nhau nhằm nâng cao trình độ, kinh nghiệm nghề nghiệp.
4. Phổ biến rộng rãi các kiến thức của các thế hệ đi trước cho lớp kế cận nhằm nâng cao ý thức đạo đức nghề nghiệp.
5. Tổ chức thăm hỏi, động viên, giúp đỡ hội viên khi gặp khó khăn trong cuộc sống.
6. Xây dựng qui tắc, đạo đức, tăng cường khối đại đoàn kết giữa những người đi biển góp phần vào sự nghiệp xây đựng và bảo vệ tổ quốc .
7. Tham gia ý kiến vào các văn bản qui phạm pháp luật có liên quan đến hoạt động của Hội theo qui định của pháp luật.
Kiến nghị với các cơ quan quản lí nhà nước có thẩm quyền đối với các vấn đề liên quan tới sự phát triển của Hội: Hệ thống giáo dục, đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực đối với nghề đi biển, Kinh tế biển, Vận tải biên, dịch vụ hàng hải...
8. Đại diện cho các hội viên trong mối quan hệ đối nội, đối ngoại có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Hội theo qui định của pháp luật.
9. Tư vấn, phản biện, giám định về chế độ, chính sách với người đi biển và phát triển nghề biển theo qui định của pháp luật.
10. Tham gia tổ chức đào tạo, huấn luyện nâng cao nguồn nhân lực đi biển và tổ chức các dịch vụ đối với nghề đi biển theo qui định của pháp luật.
11. Tham gia nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ nghề đi biển.
12. Thực hiện việc hoà giải tranh chấp (nếu có) giữa các hội viên của Hội trong khuôn khổ pháp luật.
13. Hàng năm báo cáo tình hình tổ chức, hoạt động của Hội với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và cơ quan quản lí lĩnh vực mà hội hoạt động theo qui định của pháp luật.
14. Chấp hành sự hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
(Tài liệu tham khảo: Điều lệ Hội Người đi biển Việt Nam, theo Quyết định số 1080/QĐ-BNV ngày 18 tháng 8 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ)